| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh thúc đẩy quản lý rừng bền vững

Thứ Hai 23/10/2023 , 14:41 (GMT+7)

Việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng và quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (EUDR) đang được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm.

Người dân huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) thu hoạch vỏ quế. Ảnh: Nguyễn Thành.

Người dân huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) thu hoạch vỏ quế. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo thống kê, tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp tính đến năm 2030 là 390.000 ha; gồm 47.500 ha rừng và đất rừng đặc dụng, trên 104.000 ha rừng và đất rừng phòng hộ, khoảng 239.000 ha rừng và đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%, đứng thứ 14/63 tỉnh thành. 

Hiện nay, những cánh rừng ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội từ “nâu” sang “xanh” của Quảng Ninh, đồng thời cân bằng hài hoà giữa phát triển công nghiệp, khai khoáng và bảo vệ môi trường.

Những năm gần đây, chủ rừng đã nhận thức rõ vai trò, giá trị của phát triển lâm nghiệp bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với ngành chế biến lâm sản xuất khẩu. Việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng là tổ chức và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả rõ rệt.

Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh Nguyễn Minh Sơn khẳng định, thúc đẩy quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng và quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (EUDR) trên địa bàn tỉnh đang được các tổ chức đặc biệt quan tâm.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng ở Quảng Ninh túc trực 24/24, sẵn sàng ứng phó với sự cố xảy ra. Ảnh: Nguyễn Thành.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng ở Quảng Ninh túc trực 24/24, sẵn sàng ứng phó với sự cố xảy ra. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hiện Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã đánh giá kết quả thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn, đánh giá diện tích rừng có khả năng, nhu cầu thực hiện cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh; xác định nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, phối hợp với UBND cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững trong đó khuyến khích trồng rừng bằng các loài cây lim, giổi, lát và các loài cây bản địa, gỗ lớn cũng như thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên doanh, liên kết với các chủ rừng hình thành chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy hình thành nhóm hộ; hỗ trợ kinh phí cho chủ rừng trong quá trình lập phương án quản lý rừng bền vững, lập hồ sơ đánh giá, kinh phí duy trì đánh giá sau khi được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm