| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Đàn lợn giảm sút nghiêm trọng

Thứ Năm 04/07/2019 , 10:30 (GMT+7)

Từ ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng vào ngày 27/3 đến nay, dịch đã lây lan ra gần 1.500 hộ chăn nuôi của 50 xã ở các huyện Hải Lăng, Gio Linh, Hướng Hóa, TP Đông Hà... của tỉnh Quảng Trị.

Số lượng lợn tiêu hủy đã lên đến 7.600 con với 386 tấn.

Ông Hà Sỹ Đồng thị sát phòng chống DTLCP trên địa bàn.

Nguyên nhân chính là do tập quán chăn nuôi thả rông không chuồng trại và quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, người dân không chủ động về nguồn thức ăn cho đàn lợn, đa phần sử dụng lại đồ ăn thừa của các nhà hàng, gia đình.... Một nguyên nhân không kém quan trọng chính là việc buôn bán thịt lợn không được kiểm soát kỹ càng, nhiều hộ gia đình khi phát hiện lợn chết không báo cho cơ quan chức năng, tự đưa đi giết mổ để tiêu thụ, khó kiểm soát.

Tỉnh đã cấp kinh phí cùng với nguồn hỗ trợ Trung ương 15,6 tấn hóa chất tiêu độc khử trùng. Các địa phương đã chủ động cấp gần 100 tấn vôi bột để thực hiện vệ sinh chuồng trại nhằm ngăn ngừa dịch; triển khai tốt công tác tuyên truyền cho bà con về cách phòng chống dịch bệnh lây lan, nghiêm cấm buôn bán và tiêu thụ lợn nhiễm bệnh để tránh lây lan bệnh.

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn không thể kiểm soát. Dịch bệnh bắt đầu có chiều hướng xấu đi khi nhiều trang trại có điều kiện chăn nuôi tốt cũng đã bắt đầu phát hiện dấu hiệu dịch, mật độ lây lan đang ở mức báo động, số lượng tiêu hủy lên đến 200 - 300 con mỗi ngày.

14-10-25_qt-_chu_phi_2
Người dân vệ sinh chuồng trại góp phần hạn chế dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thừa nhận, tổng đàn lợn của tỉnh Quảng Trị có khoảng 242 ngàn con, nhưng dịch bệnh phát triển nhanh đã làm cho đàn lợn giảm sút nghiêm trọng. Để tình trạng dịch lây lan trong đó có trách nhiệm của nhiều địa phương, BCĐ các huyện, thị chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề phòng chống, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi…

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.