| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở 3 huyện, thành phố

Thứ Tư 29/05/2019 , 08:55 (GMT+7)

Chiều 27/5, ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, sau hơn hai tháng xuất hiện, đến nay dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trên đàn lợn của 6 hộ dân ở ba huyện, thành phố gồm Hải Lăng, Gio Linh và TP Đông Hà.

18-50-08_qt-_dich
Chủ trang trại chăn nuôi ở Quảng Trị chú ý vệ sinh chuồng trại tốt để hạn chế DTLCP. Ảnh: QB.

Tổng số 79 con lợn mắc bệnh, tổng trọng trọng lượng 4,1 tấn đã được các cơ quan chức năng tiêu hủy.

Ổ dịch gần nhất xuất hiện ngày 19/5 tại xã Gio Châu, huyện Gio Linh trên đàn lợn có 6 con, trọng lượng 134,5kg. Ngày 23/5, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Gio Linh lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả đàn lợn nhiễm virus gây bệnh DTLCP. Trước đó, ổ DTLCP xuất hiện trên đàn lợn ở huyện Hải Lăng và TP Đông Hà.

Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hơn 242.400 con. Ông Võ Văn Hưng đề nghị tăng cường hơn nữa tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của chính quyền và các ban, ngành của địa phương về nguy cơ tác hại của bệnh DTLCP. Không tiếp tay hoặc tham gia vào các hoạt động vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm lợn nhập lậu, không có nguồn gốc.

Đối với hộ chăn nuôi, gia trại, thường xuyên thực hiện chăn nuôi an toàn; chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Khi có lợn bệnh, nghi bị bệnh phải báo chính quyền và cơ quan chuyên môn để lấy mẫu xác định nguyên nhân; không được bán chạy, giết mổ, vận chuyển từ nơi đang có bệnh đi bất kỳ nơi khác; không được phép chữa trị khi lợn có dấu hiệu mắc DTLCP.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất