| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị lần đầu triển khai mô hình sản xuất lúa không dấu chân

Thứ Bảy 25/05/2024 , 16:56 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Quảng Trị phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp không dấu chân trong vụ hè thu 2024.

Đông đảo nông dân địa phương tới tham quan mô hình sản xuất lúa không dấu chân. Ảnh: Việt Toàn.

Đông đảo nông dân địa phương tới tham quan mô hình sản xuất lúa không dấu chân. Ảnh: Việt Toàn.

Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong gieo cấy, chăm sóc lúa, vụ hè thu 2024, Sở NN-PTNT Quảng Trị phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh triển khai mô hình ”Sản xuất nông nghiệp không dấu chân”. Đây là mô hình lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Mô hình ứng dụng thiết bị máy bay không người lái trong gieo sạ, bón phân, phun thuốc, triển khai trên dịa tích 2ha tại HTX Mai Đàn (xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng). Mô hình triển khai theo hướng hữu cơ, sử dụng giống lúa HG244 và ĐB97. Việc áp dụng cơ giới hóa vào tất cả các khâu từ làm đất đến thu hoạch vừa đẩy giúp nhanh tiến độ gieo cấy, tiết kiệm được lúa giống, giảm vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công.

Thông qua mô hình, giúp nông dân tiếp nhận kỹ thuật mới, áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng lực, trình độ thâm canh cho nông dân, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Mô hình triển khai thí điểm nhằm đánh giá, nhân rộng trong các điểm liên kết sản xuất của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Sông Gianh và Sở NN-PTNT Quảng Trị trong những vụ tiếp theo.

Xem thêm
Hiện đại hóa trong chăn nuôi: [Bài 2] Công nghệ giúp trang trại bò sữa bội thu

BÌNH DƯƠNG Những thành công của Công ty Anova Agri Bình Dương đang tạo động lực cho ngành chăn nuôi địa phương chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hiện đại.

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi rất thấp

Hiện nay, dù đã có vacxin dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vacxin tại các địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn rất thấp.

Sinh viên cũng là những nhà nghiên cứu khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ dành 500 đề tài cho sinh viên nghiên cứu khoa học và hàng tháng, hàng quý sẽ tổ chức cho các em đăng ký, thi các ý tưởng.