| Hotline: 0983.970.780

Quy định về cỡ chữ in trên nhãn thuốc BVTV

Thứ Sáu 22/08/2014 , 09:08 (GMT+7)

Cỡ chữ in trên nhãn thuốc BVTV tối thiểu size 8, tên hoạt chất và hàm lượng có size tối thiểu 16 font times new roman hoặc tương đương (Dự thảo TT3, điều 80, mục 2, điểm a).

Nội dung trao đổi:

Cỡ chữ in trên nhãn thuốc BVTV tối thiểu size 8, tên hoạt chất và hàm lượng có size tối thiểu 16 font times new roman hoặc tương đương (Dự thảo TT3, điều 80, mục 2, điểm a)

Hội doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam: Đề nghị xem xét nội dung mục khoản này bởi vì cỡ chữ tối thiểu của nhãn là 8 font chữ Times New Roman và Font chữ 16 đối với tên thương phẩm và hàm lượng hoạt chất sẽ chiếm không gian rất nhiều nếu dùng cho các sản phẩm gói nhỏ, chai nhỏ sẽ không thể nào viết được đầy đủ tên thành phần.

Đề nghị cho các doanh nghiệp chủ động trong cỡ chữ, có những sản phẩm đóng gói 1g/gói (kích thước 4,8 x 8cm) và chai 10ml/chai thì việc yêu cầu cỡ chữ và font chữ như vậy sẽ tốn rất nhiều diện tích và không thể ghi hết chữ được.

Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn hạn chế, ruộng nương còn manh mún, để phục vụ bà con nông dân được tốt, thuận lợi trong sử dụng thì việc đóng gói vừa đủ để bà con nông dân phù hợp trong việc pha chế, phun thuốc thuận lợi là cần thiết.

Nên để cỡ chữ cũng như các yêu cầu trong nhãn mác đầy đủ là rất khó khăn. Yêu cầu cỡ chữ và font chữ như vậy doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều khoản chi phí, đẩy giá thành lên cao.

ThS Cồ Khắc Sơn, nguyên cán bộ Viện KHKTNN Miền Nam: Tôi là người từng làm công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, chuyển giao TBKT lặn lội nhiều với đồng ruộng, bà con nông dân và hiện nay làm doanh nghiệp nhỏ nên tôi thấu hiểu nhiều việc.

Trước hết xin khẳng định rằng Việt Nam mình đang có những bước tiến dài trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật từ thuế má đến việc tạo điều kiện để các nguồn lực tham gia sản xuất kinh doanh theo hướng minh bạch, cụ thể dễ áp dụng và việc quy định cỡ chữ, font chữ trong nhãn thuốc BVTV như trên là một trong những bước tiến đó.

Nhược điểm cần phải khắc phục hiện nay là có nhiều bao gói thuốc BVTV có nhãn in chữ quá nhỏ, chỉ vào khoảng size 4, nhỏ đến nỗi tôi chưa phải đeo kính cận hay lão gì mà khi muốn đọc phải dùng đến kính lúp, nhất là những sản phẩm có bao gói quá nhỏ, dòng chữ ngày sản xuất, hạn sử dụng lại bị nhòe bởi đường viền khi ép bao gói.

Tôi mà không đọc nổi thì làm sao nông dân đọc, mà thuốc BVTV đều là thuốc độc nên chữ ghi trên nhãn mà người sử dụng không đọc được thì rất không an toàn.

Tôi thấy có nhiều bao gói cũng nhỏ như thuốc dùng cho người hoặc như bao thuốc lá mà các nhà sản xuất vẫn đáp ứng được yêu cầu khắt khe về nhãn mác. Bao thuốc lá có 5, 10, 12, 20 điếu, trên mỗi điếu đều không có nhãn đầy đủ mà nhãn chỉ in bên ngoài bao thuốc.

Người mua thuốc uống, thuốc lá đều có thể mua lẻ hay mua nguyên bao gói và người mua vẫn ghi nhớ được nhãn mác. Như vậy vấn đề là cần quy chuẩn đơn vị sản phẩm hàng hóa. Quy chuẩn được đơn vị sản phẩm từng loại thuốc thì sẽ giải quyết được căn bản các mâu thuẫn trên.

Nội dung trao đổi:

Nhãn phụ phải được gắn chặt với từng bao gói thuốc BVTV, đảm bảo không bị tách rời khi vận chuyển, sử dụng (Dự thảo TT3, điều 84, mục 2)

Hội doanh nghiệp SXKD thuốc BVTV Việt Nam: Quy định không thực tế vì rất khó gắn chặt.

Bộ môn BVTV, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam: Quy định như dự thảo thông tư là đúng, vì hiện nay các nhãn phụ đều được các doanh nghiệp in nhưng thả một xấp vào trong một thùng lớn, khi nông dân mua thì đại lý thường quên đưa nhãn phụ.

Trung Kiên - Viện KHKTNN Miền Nam: Quy định như thông tư là đúng, doanh nghiệp ngại việc nên họ nói vậy thôi.

Nội dung trao đổi kỳ tới:

Thuốc đã có trong danh mục nhưng không đáp ứng các khoản 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 của điều 5 thì sẽ bị loại khỏi danh mục khi thông tư có hiệu lực (Dự thảo TT3, mục 1, điều 101).

Ý kiến phản biện: Quy định như vậy là thông tư có giá trị hiệu lực hồi tố. Điều 79 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có ghi “chỉ trong những trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước”; Tên thuốc thương phẩm là tài sản lớn của doanh nghiệp nên chỉ nên áp dụng loại khỏi danh mục khi giấy phép hết hạn.

Rất mong bạn đọc góp ý kiến trao đổi: Ý kiến xin gửi theo địa chỉ thư điện tử: diendanbvtv@gmail.com.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm