| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch - điểm đột phá cho nông nghiệp Thanh Hóa

Thứ Năm 26/12/2013 , 09:57 (GMT+7)

Ngày 28/9/2009, tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Trước khi Chính phủ có Quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Bộ NN-PTNT có Chỉ thị về việc này thì tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp cho nhiều lĩnh vực một cách bài bản bằng những giải pháp quyết liệt.

Đưa vấn đề tái cơ cấu ngành trong quyết định của Chính phủ, ông Lê Như Tuấn - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa cho rằng, các quy hoạch mà Thanh Hóa đã ban hành hoàn toàn phù hợp với nhiều nội dung trong đề án tái cơ cấu ngành lần này của Chính phủ. “Chúng tôi sẽ tiếp thu những điểm mới, những biện pháp mạnh trong đề án của Chính phủ để tạo thêm khâu đột phá cho chiến lược phát triển ngành tại địa phương” - ông Tuấn cho biết.

Ngày 28/9/2009, tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Ngay sau đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành đã bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong các nội dung của quyết định đó.


Vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thọ Xuân

Đối với nông nghiệp, Thanh Hóa đã ban hành một loạt các quy hoạch chi tiết cho chiến lược phát triển từng lĩnh vực. Cụ thể, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía cho 3 NM đường với diện tích xấp xỉ 30.000 ha; vùng lúa thâm canh cao 50.000 ha; vùng thâm canh cây luồng diện tích ổn định 29.982 ha; quy hoạch đến năm 2015 phát triển 25.000 ha cao su. Tỉnh cũng đã phê duyệt các quy hoạch liên quan đến các lĩnh vực thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp, chăn nuôi, giết mổ, vùng rau an toàn, nước sạch nông thôn.

Một trong những thành công trong quy hoạch mà Thanh Hóa đã gặt hái được chính là đã định hình được các vùng thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi. Năm năm qua, tỉnh đã ban hành 9 cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn (xây dựng vùng thâm canh lúa; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1; hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền; phát triển sản xuất rau an toàn tập trung; hỗ trợ giống gốc vật nuôi; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung; hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; khuyến khích phát triển giao thông nông thôn); tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Kết quả trên cần kể đến việc quy hoạch thành công 3 loại rừng để có một nguồn tư liệu sản xuất rất quý cho phát triển vùng mía nguyên liệu phục vụ tối đa công suất các NM đường chế biến trong tỉnh. Đó là các NM đường Lam Sơn, Nông Cống và Việt - Đài. Không chỉ có 30.000 ha mía phát triển ổn định mang lại thu nhập cao cho nông dân mà với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên đến thời điểm này Thanh Hóa đã trồng được hơn 15.000 ha cao su (trong đó 7.000 ha cho khai thác) đã góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định và làm giàu cho nhiều hộ gia đình, nhất là các gia đình miền núi.

Điều khá thành công ở một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng đã mạnh dạn hình thành và phát triển vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 với diện tích đạt gần 800ha/năm (lớn nhất cả nước) - đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu hạt giống lúa lai trong tỉnh. Tỉnh có chính sách hỗ trợ các vùng sản xuất hạt giống lúa lai về kinh phí làm đường giao thông nội đồng và kênh mương tưới tiêu. Mặc dù việc sản xuất hạt lúa lai hết sức khó khăn, có nhiều tỉnh bỏ cuộc nhưng Thanh Hóa vẫn duy trì việc này một cách có hiệu quả.

Cùng với chính sách cho phát triển hạt lúa lai, Thanh Hóa đã quy hoạch và ban hành chính sách cho việc sản xuất vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 50.000 ha được quy hoạch và hưởng chính sách. Theo đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp mà tỉnh đang đưa ra lấy ý kiến các ngành thì dự kiến diện tích này sẽ đạt đến 75.000 ha từ nay cho đến năm 2020.

Thời gian qua, triển khai chính sách, tỉnh đã hỗ trợ 175 triệu đồng/km xây mương hoặc làm đường giao thông nội đồng. Ngoài chính sách của tỉnh, nhiều địa phương còn có thêm chính sách kích cầu hỗ trợ trực tiếp cho nông dân. Chẳng hạn như huyện Thọ Xuân và Quảng Xương hỗ trợ giống lúa cho nông dân và khâu thiết kế cho xã; huyện Đông Sơn, Hà Trung hỗ trợ thêm kinh phí theo đầu km làm mương hoặc đường nội đồng; huyện Nga Sơn hỗ trợ máy cấy cho nông dân...

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.