| Hotline: 0983.970.780

Quy mô nông nghiệp của Hà Nội tương đương 3 tỉnh ĐBSH

Thứ Ba 29/01/2019 , 08:40 (GMT+7)

Nhiều người cứ đinh ninh Thủ đô chỉ có công nghiệp, thương mại, du lịch nên không thể ngờ được Hà Nội lại có một nền nông nghiệp gần 2 tỉ USD, tương đương với quy mô nông nghiệp của hơn 3 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng...

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN- PTNT Hà Nội, năm 2018 đã đánh dấu bước phát triển mới trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây, đạt 3,6%, tổng giá trị sản xuất đạt 43.708 tỷ đồng.

08-42-51_dsc_3752
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN- PTNT Hà Nội

Nông nghiệp của Hà Nội có giá trị lớn gấp hơn 3 lần so với tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, gấp hơn 2 lần so với tỉnh Hải Dương. Cơ cấu dần cân đối, chăn nuôi, thủy sản chiếm 52,86%; trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 42,7%; dịch vụ chiếm 4,44%. Riêng chăn nuôi, Hà Nội có đàn gia cầm 33 triệu con, đàn lợn xấp xỉ 2 triệu con, đàn trâu bò xấp xỉ 200.000 con...

Ông có thể cho biết, đâu là nguyên nhân của những con số ấn tượng kể trên?

Nguyên nhân chủ quan là những vùng chuyên canh tập trung như lúa, rau, cây ăn quả được mở rộng, từng bước áp dụng theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản, công tác BVTV cho cây trồng cộng với đê điều thủy lợi đều tốt nên đã hạn chế được những thiệt hại không đáng có. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ cho nông dân đang dần phát huy được tác dụng...

Còn nguyên nhân khách quan là năm nay nhiều mặt hàng nông sản có giá tốt và ổn định, nhất là các sản phẩm chăn nuôi. Dù nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của thành phố nhưng có gần 4 triệu dân ngoại thành cơ bản sống nhờ vào nghề nông. Bởi vậy nông nghiệp không chỉ có đóng góp về kinh tế mà còn có giá trị an sinh xã hội rất lớn.

Nông nghiệp Hà Nội nói riêng và nông nghiệp cả nước nói chung làm được rất nhiều điều nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là một nỗi lo đau đáu, thưa ông?

Ngay từ khâu sản xuất, các doanh nghiệp, cơ sở trồng trọt, chăn nuôi của Hà Nội phải ký cam kết đảm bảo sản xuất an toàn, không sử dụng các chất cấm. Chi cục Thú y, Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp các xã để tăng cường kiểm tra, giám sát kỹ việc này. Bởi thế mà trong năm 2018 Hà Nội chưa phát hiện ra cơ sở nào sử dụng chất cấm.

Xu thế sắp tới sẽ là sáp nhập các Trạm BVTV, Thú y và Khuyến nông vào thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp. Điều này có cái hay nhưng cũng có cái dở là sẽ xóa sổ hệ thống ngành dọc đã tồn tại nhiều năm, làm yếu đi năng lực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ gốc?

Thành phố có 386 xã, địa bàn nông thôn rộng lớn, dân số đông tới 3,8 triệu, kinh tế còn kém phát triển nên nhiệm vụ xây dựng NTM trở lên nặng nề, mục tiêu ban đầu đưa ra là đến 2020 sẽ đạt 80%. Bất ngờ là ngay trong năm 2018 Hà Nội đã đạt xấp xỉ 84%, vượt kế hoạch gần 4%, vượt đích trước 2 năm.
Tuy nhiên, nhiệm vụ phía trước còn nặng nề bởi phải đưa những xã đã đạt NTM lên NTM kiểu mẫu, phải phấn đấu mức thu nhập và thụ hưởng của nông dân tương xứng với vị thế Thủ đô.

Theo tôi, việc hợp nhất ba Trạm BVTV, Thú y và Khuyến nông cũng có thể được, giúp cắt giảm một số nhân sự thừa nhưng vấn đề là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp nếu thành lập sẽ để cho cấp nào quản lý? Để cho cấp huyện thì rất khó quản lý được mà nên giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT để thống nhất một đầu mối quản lý chung trong toàn thành phố.

Tôi luôn cảm nhận được "sức nóng” phát ra tại mỗi cuộc họp về xây dựng nông thôn mới (NTM) khi chứng kiến nhiều lãnh đạo Sở, ngành, huyện, thị bị phê bình gay gắt vì chưa thực sự sâu sát tình hình, vẫn còn giao cho cấp không đủ thẩm quyền dự họp. Có phải nhờ thế mà gần đây, Hà Nội đã thực sự huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, trở thành nơi tiên phong về NTM của cả nước?

Để triển khai thực hiện xây dựng NTM, Hà Nội đã có cả chương trình công tác của Thành ủy, chương trình 02 về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân. Từ chương trình của Thành ủy mà các cấp Sở, ban, ngành đều có trách nhiệm phải tham gia, đặc biệt là người đứng đầu huyện, xã đều là trưởng ban chỉ đạo. Khi người đứng đầu vào cuộc thì cả hệ thống sẽ phải vận hành theo.

Hà Nội đã có 4 huyện và 1 thị xã được công nhận đạt chuẩn NTM gồm Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì Hoài Đức và thị xã Sơn Tây. Năm 2018, có 4 huyện đăng ký đạt chuẩn NTM, hiện các địa phương đang hoàn thiện thủ tục để trình các cấp xem xét, công nhận.

Đối với xã NTM, thành phố có 325/386 xã đã đạt và đủ điều kiện đạt chuẩn NTM, về đích trước 2 năm so với mục tiêu đề ra. Trong đó số xã đạt chuẩn mới năm nay là 31 xã, tăng thêm được 5 xã so với kế hoạch. Ngoài ra, thành phố còn có 3 xã Song Phượng, Đan Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đủ điều kiện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 46,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (đầu năm 2016), xuống còn 1,81% (cuối năm 2018)...

08-42-51_dsc_0302
Một mô hình khuyến nông chăn nuôi bò, giúp nâng cao thu nhập ở ngoại thành Hà Nội

Từ xã bình thường thành xã NTM đã khó nhưng từ xã NTM thành xã NTM kiểu mẫu, nâng cao còn khó khăn hơn nhiều?

Đúng thế, bởi từ xã bình thường thành xã NTM thường được nhà nước hỗ trợ, đầu tư rất nhiều để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng. Nhưng từ xã NTM thành xã NTM kiểu mẫu thì có nhiều nội dung liên quan đến văn hóa, xã hội, môi trường như đường có hoa, nhà có số, trồng thêm cây xanh, nâng cao đời sống văn hóa khu dân cư...

Những thứ đó ngân sách không đầu tư được mà chủ yếu phải tuyên truyền, vận động tốt để người dân tự nguyện đóng góp công sức, tự thực hiện theo các nếp sống văn hóa.

Xin cảm ơn ông.

Hà Nội hiện có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp với 16 huyện, 1 thị xã và 7 quận có sản xuất nông nghiệp nhưng quy mô diện tích/hộ rất nhỏ và manh mún trong khi tích tụ ruộng đất còn khó khăn. Bởi vậy bước đi của nông nghiệp Hà Nội sẽ là chọn lựa những đối tượng sản xuất có giá trị cao, áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất