| Hotline: 0983.970.780

Quyền lực kinh doanh khổng lồ của ông Hà Văn Thắm

Thứ Bảy 25/10/2014 , 08:52 (GMT+7)

Thương vụ mới đây nhất của Ocean Bank là bán 100% vốn tại ORC cho các đối tác, trong đó 70% cổ phần được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn VinGroup.

Lập nghiệp từ năm 21 tuổi, bước vào lĩnh vực ngân hàng chỉ với vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè, đến nay, ông Hà Văn Thắm đã là Chủ tịch HĐQT Ocean Group - một tập đoàn đa ngành sở hữu hàng loạt tài sản lớn từ tài chính đến BĐS.

Ông Hà Văn Thắm
Ông Hà Văn Thắm
 
Ngày 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) đối với ông Hà Văn Thắm. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ là một trong những lĩnh vực mà ông Thắm tham gia trong rất nhiều mảng kinh doanh của đại gia này. 
 
Sinh năm 1972, ông Thắm được cho là một trong những tỷ phú có học vấn tốt tại Việt Nam. Nhà sáng lập Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) nắm trong tay bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Columbia Common Wealth (Mỹ) và bảo vệ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Công nghệ Paramount (Mỹ).
 
Lập nghiệp sớm từ kinh doanh thương mại, phân phối dầu ăn và lốp ô tô. Theo lời ông Thắm từng tiết lộ thì ông chính là một trong những người đầu tiên đưa dầu ăn Neptune vào Việt Nam. Năm 1993, khi vừa mới 21 tuổi, ông Thắm đã tự lập công ty riêng với tên doanh nghiệp tư nhân Bình Minh. Từ năm 1997-2001, ông là Tổng giám đốc Công ty TNHH VNT. Khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2003, ông Thắm làm Giám đốc Công ty Liên doanh. 
 
Ông Thắm “bén duyên” với ngành ngân hàng từ đầu những năm 2000 khi gặp một cổ đông muốn bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng trong lúc ông chỉ có một số vốn nhỏ “vài nghìn đôla vay mượn của bạn bè”.  Vì vậy, khi giới thiệu về mình với báo giới, ông Thắm cho biết, “thích kinh doanh từ nhỏ” và nghiệp kinh doanh đến “tình cờ”.
 
Ông giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT rồi Chủ tịch HĐQT ngân hàng này (từ 2003 đến 2007). Đây cũng chính là tiền thân của Ocean Bank ngày nay. 
 
Sau khi Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị và được đổi tên thành Ngân hàng Ocean Bank, ông Hà Văn Thắm vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ 2007.
 
Trong phần giới thiệu về ông Hà Văn Thắm của Ocean Bank, ngân hàng này cho biết, ông Thắm “có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, chiến lược kinh doanh tài chính, bất động sản” và từng đạt danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và “Cúp Thánh Gióng” năm 2009, nhận bằng khen và cúp “Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam” năm 2008 do Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng, là 1 trong 10 doanh nhân trẻ được vinh danh “Giải thưởng Sao Đỏ 2011”.
 
Hiện tại, Tập đoàn Ocean Group do ông Thắm lãnh đạo đang là một trong những tập đoàn đa ngành có tiếng trong lĩnh vực bất động sản, tài chính, chứng khoán. Ocean Group có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, đang nắm giữ 20% vốn điều lệ của OceanBank, từ 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương – OceanHostapility (OCH), Công ty CP Chứng khoán Đại Dương – OceanSecurities (OCS), Công ty cổ phần truyền thông Đại Dương – OceanMedia (OMC), Công ty CP Bán lẻ & Quản lý BĐS Đại Dương – OceanRetail (ORC), Sàn giao dịch hàng hóa INFO. Trong đó, hệ thống khách sạn 4 – 5 sao mang thương hiệu StarCity và Sunrise Hotel & Resort do OCH quản lý đạt chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế. 
 
Cơ cấu sở hữu của Ocean Group
Cơ cấu sở hữu của Ocean Group
 
Từ tháng 5/2010, Ocean Group niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với mã OGC - một mã blue chip trên sàn giao dịch. 
 
Tập đoàn này đang triển khai hàng loạt dự án bất động sản thuộc lĩnh vực: Khu đô thị; hỗn hợp chung cư và TTTM; khách sạn.
 
Thương vụ mới đây nhất của Ocean Bank là bán 100% vốn tại ORC cho các đối tác, trong đó 70% cổ phần được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn VinGroup.
 
Hiện tại, ngoài chức vụ Chủ tịch HĐQT Ocean Group, thì sau khi từ nhiệm Chủ tịch Ocean Bank, ông Thắm vẫn đang là chủ tịch HĐQT của Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Công ty CP Truyền thông Đại Dương.
 
Liên quan đến cuộc sống đời tư, người ta còn biết tới ông Thắm là em trai ông Hà Trọng Nam (Chủ tịch Kem Tràng Tiền). Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010 của OCH, công ty này ghi nhận đã ứng trước 500 tỷ đồng cho ông Hà Trọng Nam để thực hiện hợp đồng nhận chuyển nhượng 634.700 cổ phần của CTCP Tràng Tiền. Tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2013 của OCH, công ty ghi nhận Kem Tràng Tiền là “công ty con”. Sở hữu của OCH tại Kem Tràng Tiền hiện là 78,4%.
 
Ngoài ra, ông Hà Văn Thắm cũng từng đã có ghế trong Hội đồng quản trị CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), tuy nhiên, báo cáo quản trị công ty của Vinamilk cho thấy, ông Thắm đã thôi giữ vị trí này từ tháng 3/2014. 
 
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2014 của Tập đoàn Đại Dương, tại thời điểm 30/6/2014, ông Hà Văn Thắm chỉ còn sở hữu 3,33 triệu cổ phần OGC (tương ứng 1,11% vốn điều lệ tập đoàn). Số cổ phần này chỉ tương đương với trên 36 tỷ đồng theo thị giá OGC ngày 24/10.
 
Tuy nhiên, ông Thắm lại đang sở hữu doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (xuất phát từ tên ba người con của ông Thắm: Hà Bảo Linh, Hà Bảo Minh và Hà Bảo Long). Đây là cổ đông lớn nhất của Ocean Group với sở hữu 133 triệu cổ phần OGC, chiếm tỉ lệ 44,37% vốn điều lệ tập đoàn. Ngoài ra, ông Thắm còn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Truyền thông TV Shopping.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm