| Hotline: 0983.970.780

Quyết định 1791 đã rất rõ!

Thứ Tư 30/05/2012 , 10:27 (GMT+7)

BCĐ quốc gia phòng chống dịch CGC cho rằng, Bắc Ninh chống dịch mang tính hình thức, đối phó nên mới để dịch bùng lên nghiêm trọng.

Nhiều ý kiến từ phía BCĐ quốc gia phòng chống dịch CGC nhận xét, việc Bắc Ninh triển khai dập dịch tai xanh theo kiểu đối phó, hình thức đã khiến dịch bùng lên nghiêm trọng tại tỉnh này trong thời gian qua. 

>> Có tiền, không có vacxin

Như NNVN hôm qua đã đưa tin về việc, tỉnh Bắc Ninh muốn tự bỏ tiền mua vacxin phòng dịch tai xanh nhưng cũng không được, bởi Quyết định số 1791/QĐ-TTg (QĐ 1719) ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ vacxin tai xanh… không có đề cập gì đến việc các tỉnh tự trích kinh phí mua vacxin. Vì vậy, tỉnh này đề nghị hoặc là sửa đổi QĐ 1791 để tỉnh có cơ chế tự trích kinh phí mua vacxin.


BCĐ quốc gia phòng chống dịch CGC cho rằng, Bắc Ninh chống dịch mang tính hình thức, đối phó

Phản hồi về vấn đề này, tại cuộc họp BCĐ quốc gia phòng chống dịch CGC hôm qua (29/5), đại diện Bộ Tài chính khẳng định, mặc dù QĐ 1791 không đề cập gì về kinh phí thực hiện mua vacxin tai xanh của các tỉnh, tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là các tỉnh không được phép tự chi kinh phí để mua vacxin, vấn đề là mỗi tỉnh có một cách hiểu mà thôi. Quan điểm của Bộ Tài chính là QĐ 1791 đã rất rõ ràng và không nhất thiết phải sửa đổi gì nữa.

Về đề xuất xin thêm vacxin tai xanh từ TƯ của tỉnh Bắc Ninh, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, với kinh phí và số lượng vacxin tai xanh dự trữ quốc gia rất khó khăn và ít ỏi như hiện nay, quan điểm của Bộ này là vẫn giữ nguyên quy định chỉ tiêm vacxin tai xanh từ nguồn hỗ trợ của TƯ trực tiếp vào các ổ dịch mà thôi, chứ không thể có thêm vacxin để tiêm bao vây vùng dịch như Bắc Ninh đề nghị. Vì vậy, việc các tỉnh tự trích kinh phí mua vacxin tai xanh phòng chống dịch là điều đáng hoan nghênh chứ không có gì phải “lấn cấn”.

Đồng quan điểm với Bộ Tài chính, ông Bùi Xuân Trình – hàm vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành (Văn phòng Chính phủ) nhận xét, việc Bắc Ninh kêu rằng có tiền nhưng không thể chi được để mua vacxin chỉ vì QĐ 1791 không đề cập gì đến kinh phí của địa phương là quá thụ động. Thời gian qua, rất nhiều tỉnh đã tự chủ động trích kinh phí mua vacxin tai xanh chống dịch, chứ đâu phải cứ ngồi trông chờ vào nguồn của TƯ? Vả lại, nguyên tắc chi kinh phí tại địa phương khi gặp thiên tai dịch họa thế nào, Luật Ngân sách cũng đã chỉ ra rất rõ, các địa phương phải chủ động báo cáo với các Bộ liên quan như Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính… để kịp thời xử lí, chứ không báo cáo thì ai biết?

Về việc Bắc Ninh kêu thiếu vacxin, ông Trình thẳng thắn: “Bộ Nông nghiệp cho Bắc Ninh chừng đó (65 nghìn liều) là quá nhiều rồi. Nếu là tôi, tôi còn cho ít hơn nữa, để dành vacxin cho mấy tỉnh nghèo ở miền núi ấy, chứ Bắc Ninh họ có tiền, cho như thế là quá lắm rồi”.

Xung quanh công tác chống dịch của Bắc Ninh, ông Trình tiếp: “Tôi đi kiểm tra việc chống dịch cùng với Cục Thú y tại Bắc Ninh, đến các vùng dịch, qua mấy chốt kiểm dịch, thấy họ chỉ dùng vài chiếc cần phun thuốc khử trùng bé như ngón tay, ngắn có một mẩu để phun khử trùng cho những chiếc xe tải lớn sồ sồ, thật chẳng khác gì mấy đứa trẻ con chơi trò phun nước. Chống dịch theo kiểu hình thức, đối phó như thế thì chỉ tốn tiền, vô ích”.

Trở lại với cuộc họp bàn việc chống dịch của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh với Bộ NN-PTNT diễn ra chiều ngày 28/5, ông Phạm Văn Đông – Phó Cục trưởng Cục Thú y khi nói tới việc chống dịch của tỉnh Bắc Ninh cũng đã ngán ngẩm kể rằng: “Việc kiểm soát các ổ dịch ở Bắc Ninh nhất định cần phải chấn chỉnh lại. Tôi đi kiểm tra, qua mấy chốt chặn vào vùng dịch, họ thấy xe “biển xanh” của cán bộ đi kiểm tra thì mới ra phun khử trùng, còn xe khác thì chẳng thấy phun gì. Mà lại chỉ phun cho xe đi vào vùng dịch, còn xe từ vùng dịch đi ra thì lại không thấy phun, thật không hiểu nổi”. Ông Văn Đăng Kỳ – Trưởng phòng Kiểm dịch (Cục Thú y) thì gay gắt: “Đơn giản nhất là việc đi tiêm phòng, chúng tôi đã rất nhiều lần đề nghị cán bộ thú y ở Bắc Ninh là phải rất để ý, tiêm đàn nào xong thì phải thay xilanh mới để tiêm cho đàn khác, ấy thế mà thời gian qua, tôi thấy họ vẫn cứ dùng một chiếc xilanh, đi tiêm hết đàn này tới đàn khác. Như thế thì chẳng khác nào rước dịch đi khắp nơi”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần:

“Với số lượng vacxin tai xanh được hỗ trợ như thế, nếu họ (tỉnh Bắc Ninh) phát hiện dịch sớm, tổ chức dập dịch tốt thì hoàn toàn có khả năng khoanh vùng được dịch rồi, chứ không đến nỗi chỉ sau có một tháng mà dịch lan ra tới 4 huyện, càng ngày càng nghiêm trọng như vậy.

Về chính sách hỗ trợ tiêu hủy, Bắc Ninh quy định mức 38 nghìn đồng/kg – thậm chí còn cao hơn cả giá lợn hơi ngoài thị trường, như thế tại sao vẫn có chuyện người dân bán chạy lợn bệnh? Điều này cho thấy chính sách hỗ trợ của Bắc Ninh là rất tốt, nhưng dân thì chưa biết tới chính sách đó, bởi có thể việc tuyên truyền, thông tin chính sách đến người dân còn quá yếu kém”.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.