| Hotline: 0983.970.780

Ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng tại Đakrông

Thứ Ba 31/10/2023 , 15:47 (GMT+7)

Ngày 31/10, Khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Đakrông (Quảng Trị) ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng bền vững với 22 thành viên.

Buổi ra làm việc để ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng bền vững tại Đakrông. Ảnh: WWF.

Buổi ra làm việc để ra mắt tổ công tác đa bên về phục hồi và phát triển rừng bền vững tại Đakrông. Ảnh: WWF.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Hợp phần "Bảo tồn đa dạng sinh học"  do tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) thực hiện.

Dự án cũng hỗ trợ thành lập các mô hình quản lý hợp tác thí điểm tương tự tại một số khu bảo tồn trong danh sách 21 khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc vùng dự án tại Việt Nam. 22 thành viên trong Ban công tác đa bên bao gồm đại diện từ UBND các xã Triệu Nguyên, xã Đakrông, xã Ba Lòng, xã Húc Nghì, xã Ba Nang, xã A Bung, xã Tà Long, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ các xã và đặc biệt có sự tham gia của các trưởng thôn.

Khung kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ công tác đa bên bao gồm đánh giá tình hình, tham vấn đối thoại cộng đồng về phương án phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững, lập kế hoạch và tổ chức các diễn đàn đối thoại quản lý, hợp tác về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nhằm tăng cường sự đồng thuận giữa cộng đồng dân cư với ban quản lý khu bảo tồn.

"Thực tiễn quốc tế cho thấy công tác quản lý các khu bảo tồn sẽ hiệu quả và thành công hơn nếu có sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc tìm kiếm các giải pháp cho những thách thức trong bảo tồn. Việc thành lập tổ công tác đa bên về bảo vệ rừng thể hiện sự cam kết của các Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên, chính quyền địa phương nhằm không ngừng nâng cao tiêu chuẩn về quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học", ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học của USAID, WWF chia sẻ.

"Chúng tôi đã luôn lắng nghe, kêu gọi sự hợp tác chung tay cùng cộng đồng địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Qua mô hình này, chúng tôi mong đợi nhìn thấy thành quả tích cực từ Ban công tác đa bên và thu thập được những sáng kiến từ cộng đồng góp phần bảo vệ rừng tốt hơn", ông Trương Quang Trung, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nhận định.

Hợp phần "Bảo tồn đa dạng sinh học" cam kết thực hiện mục tiêu cải thiện chất lượng rừng và bảo vệ quần thể động vật hoang dã, từ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và mở rộng ra toàn xã hội tại Việt Nam.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

'Cây triệu đô' xứ Thanh

Thanh Hóa Thanh Hóa có diện tích tre, luồng lớn nhất nước với khoảng 128 nghìn ha. Tỉnh này đang dành nhiều chính sách, nhất là thu hút các nhà đầu tư khai thác 'mỏ vàng xanh'.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Hương ước giữ rừng ở xứ sở 'đệ nhất đinh hương'

Nghệ An Nhờ sự đồng lòng gìn giữ, bảo vệ, coi như báu vật của bản, những rừng gỗ đinh hương quý của bản Na Hang đã sinh sôi, vươn lên xanh tốt giữa đại ngàn.

Bình luận mới nhất