| Hotline: 0983.970.780

Tốc độ khai thác cát cao gấp chục lần lượng đổ về ĐBSCL

Thứ Bảy 30/09/2023 , 14:00 (GMT+7)

Cần Thơ Đây là dữ liệu từ ngân hàng cát cho ĐBSCL do WWF Việt Nam cùng các đối tác thực hiện, theo đó nếu giữ tốc độ khai thác hiện tại, 10 năm tới sẽ cạn kiệt cát.

Xâm nhập mặn, sụt lún đất, xói lở bờ biển, suy giảm chất lượng nước và đa dạng sinh học là một trong những quá trình đe dọa an ninh lương thực của Việt Nam và sự phát triển chiến lược của vùng ĐBSCL.

Các chuyên gia từ WWF Việt Nam chỉ ra, những phát hiện khoa học gần đây chứng minh, xói mòn lòng, bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn chủ yếu do thiếu hụt trầm tích. Tình trạng đó xuất phát từ việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn lưu vực sông Mekong và hoạt động khai thác cát.

Những phát hiện khoa học gần đây chứng minh, xói mòn lòng, bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn chủ yếu do thiếu hụt trầm tích, xuất phát từ việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn lưu vực sông Mekong và hoạt động khai thác cát. Ảnh: Kim Anh.

Những phát hiện khoa học gần đây chứng minh, xói mòn lòng, bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn chủ yếu do thiếu hụt trầm tích, xuất phát từ việc phát triển thủy điện ở thượng nguồn lưu vực sông Mekong và hoạt động khai thác cát. Ảnh: Kim Anh.

Điển hình, đến cuối năm 2022 toàn ĐBSCL có đến 596 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài gần 583km và 48 vị trí sạt lở bờ biển dài 221,7km. Trong đó có tới 99 điểm được phân loại đặc biệt nguy hiểm. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của hàng triệu người dân ĐBSCL.

Trải qua gần 20 tháng thực hiện hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đo đạc, phân tích số liệu, tham vấn các bên liên quan, đến nay việc xây dựng ngân hàng cát cho ĐBSCL đã hoàn thành. Đây là dự án nghiên cứu đầu tiên trên thế giới có quy mô toàn đồng bằng.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu của WWF Việt Nam đã tiến hành đo đạc trên chiều dài khoảng 550km dọc sông Tiền và sông Hậu, đồng thời lấy mẫu trầm tích bề mặt đáy sông kết hợp với một số dữ liệu thăm dò khác.

Ngân hàng cát cho ĐBSCL. Ảnh: WWF Việt Nam.

Ngân hàng cát cho ĐBSCL. Ảnh: WWF Việt Nam.

Kết quả ghi nhận, tổng trữ lượng cát của ĐBSCL ước tính khoảng 367 - 550 triệu m3 (chủ yếu dựa trên lớp cát di động). Đây là lượng cát được tích lũy hàng trăm năm qua, có vai trò quan trọng đối với sự ổn định của đồng bằng.

Khảo sát năm 2022 cho thấy chỉ có khoảng 0 - 0,6 triệu m3 cát đổ ra vùng ven biển mỗi năm. Trong khi đó, lượng cát đổ về đồng bằng từ thượng nguồn đã giảm còn 2 - 4 triệu m3/năm, do phần lớn bị giữ lại ở các đập thủy điện ở thượng nguồn. Con số này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ khai thác cát hiện nay là từ 35 - 55 triệu m3/năm (tương đương gần 50% tổng lượng trầm tích đổ về ĐBSCL).

Nghiên cứu cho thấy, nếu giữ tốc độ khai thác hiện tại, trong khi nguồn cung cát từ thượng nguồn đổ về đồng bằng hạn chế. Trữ lượng cát tích lũy từ hàng trăm năm qua ở ĐBSCL sẽ cạn kiệt trong 10 năm tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định hình thái và khả năng chống chịu của đồng bằng.

Hơn nữa, dựa trên các dự báo về độ mặn hiện có, nhóm chuyên gia liên doanh Deltares, đơn vị tư vấn xây dựng ngân hàng cát cho ĐBSCL cảnh báo, việc mất đi nửa tỷ m3 trầm tích từ hệ thống sông ĐBSCL có thể làm tăng thêm 10 - 15% số diện tích bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn trong vùng.

Ngày 29/9, WWF Việt Nam phối hợp cùng các đối tác công bố kết quả xây dựng ngân hàng cát tại TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 29/9, WWF Việt Nam phối hợp cùng các đối tác công bố kết quả xây dựng ngân hàng cát tại TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Ông Hà Huy Anh, Quản lý Quốc gia Dự án Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL, WWF Việt Nam đánh giá, đây là lần đầu tiên Việt Nam có những số liệu cân bằng cát ở quy mô toàn ĐBSCL. Những kết quả đo đạc trên tuy chỉ được thực hiện trong một năm, nhưng đã cung cấp cái nhìn tổng quan về hiện trạng cát về ĐBSCL hạn chế. Từ đó, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách quản lý khai thác cát bền vững ở ĐBSCL, xây dựng một kế hoạch giảm thiểu rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương của ĐBSCL trước biến đổi khí hậu (BĐKH) và các tác động của con người.

Từ kết quả xây dựng ngân hàng cát cho ĐBSCL mang tính chất xuyên biên giới và liên tỉnh, ông Marc Goichot, Quản lý Chương trình Nước ngọt, WWF Châu Á - Thái Bình Dương khuyến nghị xây dựng một kế hoạch quản lý tập trung trên quy mô vùng thay vì quản lý, cấp phép theo từng tỉnh như hiện nay. Bên cạnh đó là thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển các vật liệu thay thế bền vững.

Ông Hà Huy Anh, Quản lý Quốc gia Dự án Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL, WWF Việt Nam đánh giá, đây là lần đầu tiên Việt Nam có những số liệu cân bằng cát ở quy mô toàn ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ông Hà Huy Anh, Quản lý Quốc gia Dự án Quản lý Cát bền vững ở ĐBSCL, WWF Việt Nam đánh giá, đây là lần đầu tiên Việt Nam có những số liệu cân bằng cát ở quy mô toàn ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian tới, tổ chức WWF Việt Nam sẽ chia sẻ các dữ liệu, kết quả báo cáo cũng như khuyến nghị tới các đối tác liên quan. Đồng thời tìm kiếm cơ hội mở rộng ngân hàng cát từ quy mô đồng bằng đến cấp độ lưu vực, để quản lý cát toàn diện. Bên cạnh đó là phát triển vật liệu thay thế cát sông với trữ lượng và khối lượng lớn hơn so với giai đoạn hiện nay, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý.

Hoạt động xây dựng Ngân hàng cát cho ĐBSCL nằm trong khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu tác động BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua sự tham gia của khối công tư trong khai thác cát bền vững ở ĐBSCL”. Dự án do WWF Việt Nam hợp tác cùng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Thiên tai (Bộ NN-PTNT) triển khai từ năm 2019, dự kiến kết thúc vào giữa năm 2024.

Dự án được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế của Chính phủ Đức thông qua WWF Đức, góp phần duy trì các chức năng sinh thái quan trọng và giảm thiểu rủi ro về kinh tế xã hội do biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.

Những kết quả nghiên cứu từ ngân hàng cát sẽ tiếp tục được sử dụng để xây dựng một kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông cho ĐBSCL, đưa ra những khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát sỏi bền vững và lồng ghép trong chính sách phòng chống thiên tai, phát triển bền vững ở ĐBSCL.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm