| Hotline: 0983.970.780

Rào cản công nghệ khiến Nga thất bại trong giấc mơ tàng hình Su-57

Thứ Ba 17/07/2018 , 20:26 (GMT+7)

Chậm trễ trong sản xuất động cơ Izdeliye 30 và radar N036 được cho là nguyên nhân khiến Nga không thể sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57.

Tiêm kích Su-57 chuẩn bị tham gia duyệt binh hôm 9/5. Ảnh: Russian Planes.

"Chúng tôi không có kế hoạch sản xuất số lượng lớn tiêm kích Su-57. Việc chế tạo hàng loạt chiến đấu cơ tàng hình không có ý nghĩa vào lúc này và chỉ xảy ra khi tiêm kích thế hệ 4 của Nga lạc hậu so với đối thủ phương Tây", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov tuyên bố trên truyền hình Nga hồi đầu tháng 7.

Ngoài các lý do liên quan đến ngân sách quốc phòng, dường như Nga cũng đang vướng phải một số rào cản kỹ thuật, khiến nước này khó sản xuất hàng loạt và biên chế đại trà tiêm kích Su-57 để đối phó với các mẫu F-22A và F-35 của Mỹ, theo AIN.

Động cơ turbine phản lực Izdeliye 30 và radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) N036 Byelka là hai thành phần mới hoàn toàn, được Nga phát triển riêng cho tiêm kích Su-57. Tuy nhiên, sự chậm trễ của các công ty nghiên cứu và phát triển hai công nghệ tối tân này buộc tập đoàn Sukhoi nhiều lần trì hoãn kế hoạch thử nghiệm Su-57, cũng như phải áp dụng hàng loạt biện pháp tình thế để theo kịp tiến độ.

Các nguyên mẫu Su-57 đầu tiên chỉ được trang bị động cơ đời cũ Saturn AL-41F-1S và radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N035 Irbis, vốn được biên chế cho tiêm kích Su-35S. Phải đến cuối năm 2017, nguyên mẫu Su-57 mới lần đầu cất cánh cùng một động cơ Izdeliye 30 để thử nghiệm.

Nguyên mẫu động cơ Izdeliye 30 do tập đoàn Saturn phát triển. Ảnh: Twitter.

"Tình hình này khiến các chỉ huy không quân Nga nghi ngờ về tính ưu việt của Su-57 so với Su-35S, họ cho rằng Su-35S có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển Su-57. Không chỉ vậy, không có đơn hàng lớn nào cho Su-57, khiến nó không mang lại nguồn thu lớn cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga như mẫu tiền nhiệm Su-35S", một chuyên gia hàng không Nga giấu tên tiết lộ.

Sau khi Ấn Độ rút khỏi dự án Su-57, quân đội Nga chỉ đặt mua 12 chiếc tiêm kích tàng hình để trang bị cho Lực lượng Không quân vũ trụ (VKS). Hai chiếc trong số đó từng được triển khai tới Syria thử nghiệm hồi tháng 2, nhưng không tham gia bất cứ trận chiến nào.

Điều này khiến nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Nga chỉ đang quảng bá sản phẩm chứ không phải thử nghiệm Su-57 trong môi trường chiến đấu thực tế, nơi nó sẽ đối mặt với mối đe dọa từ các vũ khí phòng không hiện đại và tiêm kích tàng hình đối phương.

Nhiều chuyên gia quân sự vẫn đặt niềm tin vào tính năng kỹ chiến thuật của dòng Su-57, nhưng khẳng định uy lực thực sự của nó chỉ được thể hiện khi quá trình lắp đặt, thử nghiệm và đánh giá động cơ, radar và hệ thống điện tử được hoàn tất, cũng như dòng tiêm kích này được đưa vào sản xuất hàng loạt. "Không ai biết chắc giai đoạn đó sẽ kéo dài bao lâu", một nhà phân tích hàng không tại thủ đô Moskva của Nga tiết lộ.

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm