| Hotline: 0983.970.780

Rau VietGAP Phước Hòa

Thứ Tư 21/10/2015 , 07:13 (GMT+7)

Bên dòng Vàm Cỏ Đông, từ hàng trăm năm nay, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng là làng nghề trồng rau truyền thống.

13-33-15_1
HTX Phước Hòa đón nhận giấy chứng nhận VietGAP

Đến năm 2006, làng chuyển sang mô hình SX rau sạch với sự ra đời của HTX Sản xuất, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa. Từ những cánh đồng rau xanh mỡ màng, tràn đầy nhựa sống, rau sạch Phước Hòa được đưa đi khắp nơi, đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng phía Nam.

Ông Kiều Anh Dũng, Giám đốc HTX SX, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa cho biết, diện tích trồng rau của HTX ngày càng mở rộng nhờ việc luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Với khoảng 36 ha, HTX đang trồng 8 loại rau gồm rau dền, rau ngót, rau muống, cải xanh, cải ngọt, cải thìa, cải cúc. Mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 700 tấn rau sạch các loại.

Từ năm 2010, huyện Cần Đước đã tạo điều kiện cho HTX đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, góp phần tăng giá trị kinh tế cho việc SX rau sạch. Năm 2012 Sở KH-CN Long An triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng mô hình SX rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP tại 3 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa” do Trung tâm Kỹ thuật & công nghệ sinh học Tiền Giang chủ trì thực hiện.

Đến ngày 27/12/2013, HTX SX, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa, huyện Cần Đước được Cty TNHH Công nghệ NHO NHO đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Thời gian tới, để mô hình rau sạch ngày càng phát triển, HTX sẽ tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX. Ngoài ra, các xã viên của HTX còn tham gia lớp đào tạo SX rau sạch theo quy trình VietGAP để nắm vững kỹ thuật trồng.

13-33-15_2
Các xã viên HTX Phước Hòa sơ chế rau sạch

Để đảm bảo ổn định đầu ra, Liên hiệp các HTX Long An đã hỗ trợ HTX Phước Hòa thực hiện việc xúc tiến thương mại, liên kết với các chợ đầu mối, siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh làm mối tiêu thụ thường xuyên. Cũng từ các đầu mối lớn này, rau sạch Phước Hòa tiếp tục được đưa đến tay người tiêu dùng ở nhiều tỉnh thành khác.

Thăm cánh đồng rau sạch của ông Phan Văn Dẫu, nông dân SX giỏi tỉnh Long An nhiều năm liền và cũng là Phó Giám đốc HTX SX, dịch vụ rau an toàn Phước Hòa, chúng tôi được chứng kiến một quy trình chăm sóc, bón phân, tưới rau… rất bài bản.

Vừa tưới rau, ông Dẫu vừa cho biết, nhờ chuyên canh rau mà đời sống của xã viên khá lên trông thấy. Trung bình trên 1 ha trồng rau sạch, sau khi trừ chi phí thuê lao động, phân bón, điện, nước tưới… mỗi năm gia đình ông thu được 200 – 300 triệu đồng.

Cách đó không xa, tại trụ sở của HTX, hơn chục bà con tận dụng lúc nông nhàn đang tham gia sơ chế rau sạch. Theo ông Dẫu, việc HTX chuyển sang mô hình SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã nâng tầm, đưa thương hiệu rau xanh Phước Hòa không ngừng vươn xa. Hiện tại, HTX Phước Hòa là đơn vị cung cấp rau, củ, quả sạch VietGAP các loại cho Trung tâm Phân phối SATRA (thuộc chi nhánh TCty Thương mại Sài Gòn) với giá trị hợp đồng 10 tỷ đồng.

Trung bình mỗi ngày HTX cung cấp cho Trung tâm Phân phối SATRA từ 1,5 – 2 tấn rau, củ, quả các loại. Ngoài các xã viên trực tiếp tham gia SX rau sạch, HTX Phước Hòa còn giúp cho nhiều lao động nông thôn tại địa phương có thêm việc làm, tăng thu nhập vào những lúc nông nhàn thông qua việc phân loại, sơ chế, đóng gói, vận chuyển rau.

Xem thêm
Trà Vinh: 65.000ha đất thủy sản ven biển, bãi bồi chờ nhà đầu tư

Phấn đấu năm 2025, tại các vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh có khoảng 15.000ha nuôi thủy sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.