| Hotline: 0983.970.780

Thả 2,1 triệu con giống thủy sản xuống đầm Đông Hồ

Thứ Tư 12/02/2025 , 16:53 (GMT+7)

KIÊN GIANG Gần 2,1 triệu con giống thủy sản được thả xuống đầm Đông Hồ nhằm phát đi thông điệp 'Bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mỗi chúng ta'.

Sau lễ phát động, gần 2,1 triệu con giống thủy sản đã được chở ra khu vực giữa đầm Đồng Hồ để thả về tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Sau lễ phát động, gần 2,1 triệu con giống thủy sản đã được chở ra khu vực giữa đầm Đồng Hồ để thả về tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Sáng 12/2, nhân dịp lễ hội kỷ niệm 289 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 - 2025), TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và Ban tổ chức lễ hội tổ chức thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Đông Hồ nhằm phát động đến toàn thể nhân dân trong và ngoài Thành phố cùng chung tay giữ gìn, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các đại biểu tham gia thả con giống tại đầm Đông Hồ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham gia thả con giống tại đầm Đông Hồ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Nguyễn Hải Quốc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tiên, hàng năm, nghề khai thác và nuôi trồng thủy hải sản đã đem lại giá trị kinh tế khá lớn cho ngư dân trên địa bàn Hà Tiên nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức và sử dụng công cụ khai thác không đúng quy định như dùng xung điện, lưới khai thác có kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt cá bằng lưới kết hợp ánh sáng có công suất lớn, sử dụng một số nghề cấm như nghề đăng đáy, nghề cào, xiệp... đã gây tác động rất lớn đến môi trường biển, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tái tạo tự nhiên của nguồn lợi thủy sản.

Số lượng thủy sản hiện nay không còn được trù phú như trước nhưng môi trường biển và nguồn lợi thủy sản sẽ được phục hồi, tái tạo và phát triển nếu biết sử dụng, khai thác một cách hợp lý. Việc thả con giống là yêu cầu cấp bách nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, tạo cân bằng môi trường sinh thái. Đồng thời nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng và giá trị nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.

Hoạt động thả con giống xuống đầm Đông Hồ nhằm phát đi thông điệp 'Bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mỗi chúng ta'. Ảnh: Trung Chánh.

Hoạt động thả con giống xuống đầm Đông Hồ nhằm phát đi thông điệp “Bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mỗi chúng ta”. Ảnh: Trung Chánh.

Thông qua hoạt động thả con giống thủy sản trên đầm Đông Hồ hằng năm nhân dịp lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các, chính quyền TP Hà Tiên đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động, chung tay phối hợp và tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của việc tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động này đã được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhiệt tình hưởng ứng.

Tổng số con giống được thả tái tạo nguồn lợi thủy sản lần này là gần 2,1 triệu con gồm tôm, cua, cá các loại. Nguồn con giống này do 17 tổ chức và cá nhân ủng hộ, trong đó có 1 triệu con tôm giống và 30 triệu đồng để mua tôm, cá giống thả về tự nhiên.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trồng 'cây tỉ đô', vừa có tiền, vừa có rừng

THANH HÓA Nhờ áp dụng phương pháp canh tác thuận tự nhiên, vườn mắc ca của HTX Sản xuất mắc ca Thành Phát phát triển rất khỏe, cho năng suất cao.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Khó khăn trong cấp chứng chỉ rừng FSC tại Yên Bái: [Bài 3] Làm gì để nông dân yên tâm sản xuất?

Tỉnh Yên Bái yêu cầu các công ty bao tiêu sản phẩm gỗ được cấp chứng chỉ FSC để người dân yên tâm tham gia chương trình và tránh thiệt hại vốn của doanh nghiệp.