| Hotline: 0983.970.780

Rước hoạ dùng 'thần dược' chữa tưa lưỡi, tăng cân cho trẻ

Thứ Bảy 16/11/2019 , 13:20 (GMT+7)

Không ít các mẹ truyền tai nhau thuốc cam giúp trẻ tăng cân, chữa lành các vết loét miệng, hoặc sử dụng thường xuyên để vệ sinh lưỡi cho con.

21-47-00_vi-so-dung-thuoc-cm-gy-ngo-doc
Sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc dễ gây ngộ độc.

Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
 

Bé 14 tháng tuổi ngộ độc chì nghiêm trọng

Mặc dù các phương tiện truyền thông đưa ra nhiều cảnh báo về hệ quả việc dùng thuốc nam và thuốc cam cho trẻ em không rõ nguồn gốc, nhưng tình trạng này (đặc biệt ở các vùng nông thôn) vẫn không được cải thiện.

Nhiều phụ huynh vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này. Không ít các mẹ truyền tai nhau thuốc cam giúp trẻ tăng cân, chữa lành các vết loét miệng, hoặc sử dụng thường xuyên để vệ sinh lưỡi cho con. Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 6 tháng đầu năm, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho sáu trẻ ngộ độc chì nặng từ tuyến dưới chuyển lên do dùng thuốc cam. Phần lớn các ca ngộ độc chì ở trẻ em đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng…

Gần đây nhất, vào sáng ngày 31/10, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi 14 tháng tuổi, trú tại Thạch Khoán - Thanh Sơn - Phú Thọ trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt nhiều cơn, bụng chướng, da vàng,nôn nhiều, gan to ngang rốn và có nhiều vết loét ở niêm mạc miệng.

Người nhà bệnh nhi cho biết, ở nhà trẻ có tình trạng ho, khò khè, sốt cao và kèm theo nhiệt miệng. Sau khi dùng kháng sinh, hạ sốt nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn kéo dài khoảng 1 tuần. Nghe mọi người mách, gia đình liền đi mua thuốc nam cho bé uống và bôi thuốc cam vào miệng để điều trị.

Tuy nhiên, sau 2 ngày sử dụng thuốc nam và bôi thuốc cam, bệnh nhi có dấu hiệu gia tăng mệt mỏi, sốt cao liên tục, da vàng, bú kém, tiếp tục ho, khò khè nhiều. Lúc này gia đình mới tá hoả đưa con đến trung tâm y tế huyện. Tại đây bé được chẩn đoán suy gan cấp nên lập tức chuyển xuống Trung tâm Sản nhi.

Qua thăm khám và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm máu, chụp X-quang) bệnh nhi được xác định có rối loại đông máu,men gan tăng cao, chỉ số bilirubin tăng và thiếu máu nghiêm trọng.

Nguyên nhân được xác định do trẻ bị ngộ độc thuốc nam. Ngoài ra, trên phim chụp X-quang gói thuốc cam có hình ảnh cản quang của kim loại, nghi là chì nên các bác sỹ đã tiến hành định lượng hàm lượng chì trong máu của bệnh nhi. Kết quả cho thấy chỉ số hàm lượng chì trong máu của trẻ là 129.8 µg/dl, tăng gấp 13 lần so với bình thường, bệnh nhi được xếp vào tình trạng nhiễm độc chì nghiêm trọng.

Đáng lưu ý, trước đó 2 tháng, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Trung tâm Sản nhi bệnh viện này cũng tiếp nhận một trường hợp bé 3 tháng tuổi bị suy đa phủ tạng do ngộ độc thuốc nam.
 

Tuyệt đối không dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc

BS Cao Việt Hưng - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Phú Thọ cho biết: Trẻ em bị ngộ độc chì rất nguy hiểm, nhất là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi việc điều trị rất khó khăn và để lại di chứng rất nặng nề.

21-47-00_thuoc_cm
Nguy cơ ngộ độc chì từ thuốc cam là rất cao.

“Khi xảy ra tình trạng ngộ độc, chì không chỉ nhiễm vào máu mà còn xâm nhập vào các tổ chức xương, não, các bộ phận khác trên cơ thể… gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ”, BS. Việt Hưng nói.

Các bác sĩ cho biết thêm, khi xâm nhập cơ thể, kim loại này sẽ được hấp thu vào máu, từ đó phân tán vào các mô trong cơ thể đặc biệt là xương. Chì từ xương sau đó sẽ giải phóng từ từ vào máu gây ngộ độc kéo dài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, hoặc sử dụng đồ chơi bằng nhựa có sơn chì. Đáng lưu ý, các loại thuốc nam được dân gian gọi là “thuốc cam” không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc.

BS. Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh. Gia đình cũng cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

(Kiến thức gia đình số 46)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm