| Hotline: 0983.970.780

Ruộng bỏ không vì thiếu nước

Thứ Năm 12/06/2014 , 08:30 (GMT+7)

Lịch gieo cấy lúa HT của Hà Tĩnh khép từ 10/6 nhưng nhiều địa phương vẫn đang loay hoay với nước tưới.

Chị Lê Thị Thủy, thôn Thái Đông, xã Thạch Lâm (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết: “Từ ngày 22/5 lúa xuân đã cho thu hoạch, tưởng rằng có thể gieo cấy vụ HT sớm hơn nhưng đến nay vẫn chưa có nước. 7 sào ruộng đều chưa thể gieo cấy. Tui như ngồi trên đống lửa vì giờ này năm ngoái lúa đã lên xanh”.

Lịch gieo cấy lúa HT của Hà Tĩnh khép từ 10/6 nhưng nhiều địa phương vẫn đang loay hoay với nước tưới. Dù được xem là vùng lúa luôn tạo nên bứt phá về tiến độ nhờ cơ giới hóa nhưng đến thời điểm này huyện Cẩm Xuyên cũng mới chỉ gieo cấy trên 50% (trong tổng số 8.400 ha).

Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT Cẩm Xuyên cho biết: "Nước về tới đâu, chúng tôi chỉ đạo bà con làm đất và gieo cấy đến đó. Nhưng không có nguồn thì muốn đẩy nhanh tiến độ cũng chịu. Huyện đã phối hợp với Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh lên phương án điều tiết nước hợp lý, song tình hình khá căng thẳng vì nhu cầu nước quá lớn, trong khi nắng nóng vẫn kéo dài".

Tình trạng khô hạn đang xảy ra khắp nơi, từ đồng bằng lên miền núi Hà Tĩnh. Hiện tại, các đơn vị quản lý thủy lợi đã mở nước đạt công suất thiết kế. Tuy nhiên, đây là lần đổ nước tập trung đầu tiên của vụ HT 2014, nhu cầu cần nước tưới gần như đồng loạt để phục vụ công tác làm đất và gieo cấy ở các địa phương.

Thời gian này trùng với đợt nắng nóng cực điểm đã làm cho nguồn nước dự trữ ao hồ, chân ruộng cạn kiệt, làm gia tăng căng thẳng nguồn nước tưới. Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 345 hồ đập thủy lợi. Đến thời điểm này 40 hồ đập đã cạn kiệt nguồn nước.

Đứng trước nguy cơ thiếu nước SX nghiêm trọng, nhiều địa phương đang tính đến phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nếu trong khoảng 10 đến 15 ngày tới vẫn không có mưa thì nhiều khả năng, hàng trăm ha lúa HT không thể xuống được, nông dân đối mặt với không ít khó khăn.

Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Tĩnh, Nguyễn Trí Hà cho biết: Đến ngày 11/6, toàn tỉnh gieo cấy được 21.016 ha, đạt 49% kế hoạch. Ngành chuyên môn đang chỉ đạo các địa phương tập trung tối đa mọi phương tiện máy móc để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, gieo cấy; thực hiện triệt để các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm và điều tiết nước hợp lý; dồn nhân lực cắt đốt, thu dọn gốc rạ để đẩy nhanh việc cày bừa.

Dù khó khăn vẫn phải đặt quyết tâm chạy nước rút và kiên quyết gieo cấy hết diện tích.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Có một ngôi làng Nam bộ bên dòng sông Thu Bồn

QUẢNG NAM Trồng đủ các loại cây trái có giá trị, kinh tế vườn giúp cho hơn 80% hộ dân ở làng Đại Bình thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.