| Hotline: 0983.970.780

Sài Gòn ngập kinh hoàng chiều cuối tuần, giao thông tê liệt

Thứ Bảy 08/09/2018 , 21:26 (GMT+7)

Điển hình như đường Hồng Bàng, đoạn từ khu vực tòa nhà Thuận Kiều đến cầu vượt Cây Gõ (quận 6), cả đoạn đường ngập sâu đến nửa xe máy khiến hàng loạt phương tiện di chuyển qua đây bị chết máy.

Sau cơn mưa lớn chiều 8/9, nhiều tuyến đường ở khu vực quận 5, 6, Bình Tân (TPHCM) đã bị ngập sâu, xe chết máy la liệt dẫn đến ùn tắc giao thông. Ghi nhận của PV Dân trí, mưa bắt đầu xuất hiện khoảng 15h30 và kéo dài trong tầm 1 tiếng. Sau khi mưa ngớt, một số khu vực ở quận 6, Bình Tân đã bị ngập sâu, cá biệt có chỗ ngập đến nửa mét.


Hình ảnh quen thuộc của người dân TPHCM sau mỗi trận mưa lớn
Hình ảnh quen thuộc của người dân TPHCM sau mỗi trận mưa lớn
 
Mưa ngập đúng vào giờ cao điểm chiều khiến giao thông ùn ứ kéo dài. Nhiều người khi di chuyển qua cầu vượt Cây Gõ thấy cảnh ngập nước đã dừng lại giữa cầu gây kẹt cứng trên cầu này.

Để nhanh chóng thoát khỏi cảnh kẹt xe, ngập nước, nhiều người tranh thủ đi ngược chiều, leo lên dải phân cách mềm khiến giao thông thêm rối loạn.

Người đàn ông loay hoay giữa biển nước
Người đàn ông loay hoay giữa biển nước
 
Tương tự, mưa lớn cũng khiến tuyến đường Lê Quang Sung (quận 6) bị ngập nặng, gần như các phương tiện di chuyển vào đoạn đường này đều bị chết máy.

Mưa lớn khiến nước tràn cả vào nhà dân gây hư hỏng đồ đạc, một số người phải hì hục tát nước ra ngoài.

Trận mưa lớn chiều 8/9 cũng khiến nhiều tuyến đường khác như Tân Hưng, Phạm Hữu Chí, Thuận Kiều, Châu Văn Liêm (quận 5), Minh Phụng, khu Bình Phú (quận 6)… bị ngập lênh láng.

Theo Công ty thoát nước đô thị TPHCM, trận mưa chiều 8/9 diễn ra 14h-17h15 phút. Lượng mưa đo được tại trạm Phú Lâm là 127.8mm, trạm An Lạc là 102.8mm…

Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi lại:

Cả đoạn đường Lê Quang Sung bị ngập sâu, không phương tiện nào di chuyển qua đây
Cả đoạn đường Lê Quang Sung bị ngập sâu, không phương tiện nào di chuyển qua đây
 
Nhiều cửa hàng bị nước mưa tấn công
Nhiều cửa hàng bị nước mưa tấn công
 
Nhiều người tấp xe sát vỉa hè chờ nước rút
Nhiều người tấp xe sát vỉa hè chờ nước rút

Một người đàn ông cố đẩy xe qua điểm ngập
Cố đẩy xe qua điểm ngập
Hàng hoá người dân bày bán ven đường bị hư hỏng do nước ngập
Hàng hoá người dân bày bán ven đường bị hư hỏng do nước ngập
Đường Châu Văn Liêm quận 5 cũng bị ngập lênh láng
Đường Châu Văn Liêm quận 5 cũng bị ngập lênh láng
Ngập nặng trước bến xe buýt Chợ Lớn
Ngập nặng trước bến xe buýt Chợ Lớn
 
  Xe cứu thương mắc kẹt
Xe cứu thương mắc kẹt
Nhiều người dẫn xe lên dải phân cách chờ nước rút mới đi tiếp
Nhiều người dẫn xe lên dải phân cách chờ nước rút mới đi tiếp
Xe chết máy hàng loạt cầu vượt Cây Gõ
Xe chết máy hàng loạt cầu vượt Cây Gõ
Giao thông trên đường Hồng Bàng tê liệt
Giao thông trên đường Hồng Bàng tê liệt

Cầu vượt Cây Gõ kẹt cứng do đường ngập
Cầu vượt Cây Gõ kẹt cứng do đường ngập

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm