| Hotline: 0983.970.780

SAIPORA SUPER 350SC - thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa

Thứ Sáu 06/05/2022 , 07:05 (GMT+7)

Bệnh khô vằn là một trong những dịch hại khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo, nếu ta không phòng trừ kịp thời.

Lúa là cây trồng chính và quan trọng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, một khi thâm canh để tăng năng suất và chất lượng, thì nhiều loại sâu bệnh hại thường bộc phát. Bệnh khô vằn là một trong những dịch hại khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo, nếu ta không phòng trừ kịp thời.

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên thân, lá, bông và hạt lúa. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất là ở phần thân và bẹ lúa sát mặt nước. Nấm cũng có thể tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị ảnh hưởng. Vết bệnh có hình loang lổ, vằn vện, với màu trắng xám. Bệnh làm hạt lúa bẩn màu và giảm chất lượng... Khi bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho bộ lá bị khô, cũng có thể làm toàn bộ cây bị khô và hạt bị lửng, lép hoàn toàn.

SAIPORA  SUPER 350SC - Thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC).

SAIPORA  SUPER 350SC - Thuốc trừ bệnh khô vằn hại lúa của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC).

Trong điều kiện thời tiết có mưa, nóng và ẩm độ cao thì bệnh phát triển mạnh. Bệnh cũng thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân không cân đối, bị thừa đạm...

Để quản lý bệnh khô vằn, cần áp dụng nhiều biện pháp như:

- Sử dụng giống kháng bệnh hoặc ít nhiễm để gieo trồng và xử lý hạt giống. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư vụ trước…

- Gieo trồng với mật độ thích hợp, bón phân cân đối hợp lý, tránh dư đạm.

- Khi thời tiết phù hợp cho bệnh phát sinh phát triển, cần chủ động phòng ngừa trước như hạn chế dùng phân đạm, tăng cường phân kali…

- Theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh từ giai đoạn lúa con gái đến đòng - trỗ. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện trên đồng thì ngừng sử dụng phân đạm…

Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã bộc phát trên đồng, nhất là trên ruộng gieo sạ dày bằng giống nhiễm và được bón dư đạm, cần sử dụng thuốc để quản lý kịp thời.

Một loại thuốc mới, đặc hiệu để phòng trừ bệnh khô vằn là Saipora Super 350SC. Sản phẩm do Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn nghiên cứu, phối chế và sản xuất. Sản phẩm đã được đưa vào danh mục các sản phẩm thuốc bệnh được phép sử dụng tại Việt Nam, và đã được công nhận là sản phẩm có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa.  

Đặc điểm nổi trội của Saipora Super 350SC:

- Thuốc có tác động tiếp xúc và nội hấp mạnh, nên có khả năng phòng trị bệnh lâu dài, bảo vệ được cây trồng với thời gian lâu hơn sau khi sử dụng.  

- Saipora Super 350SC là thuốc được phối hợp 2 hoạt chất, nên có phổ tác dụng rộng, có thể sử dụng phòng trừ được nhiều loại bệnh hại quan trọng, trên nhiều loại cây trồng. Trong danh mục, các hoạt chất của thuốc được đăng ký phòng trừ các bệnh như: Khô vằn, đạo ôn, lem lép hạt lúa, thán thư, thối trái, phấn trắng, ghẻ, sẹo, vàng lá thối rễ, nấm hồng…

Về kỹ thuật sử dụng:

Khi bệnh khô vằn chớm xuất hiện trên đồng, cần phun ngay thuốc Saipora Super 350SC với liều lượng 0,6 lít/ha. Pha 30ml/bình 25 lít nước, phun 2 bình cho 1000 m2. Lượng nước phun 500 lít/ha.

Một số lưu ý khi phun thuốc:

- Phun đủ lượng nước với béc phun tơi sương để thuốc xuống được tận gốc lúa.

- Chỉ phun khi ruộng lúa đã ráo sương hoặc ráo nước sau mưa.

- Có thể chủ động phun ngừa khi lúa bước vào giai đoạn từ con gái đến đòng - trỗ, là giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh, hoặc phun khi bệnh có nguy cơ bộc phát trên đồng.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm