| Hotline: 0983.970.780

Sản lượng đường sẽ tiếp tục tăng trong vụ 2022/2023

Thứ Hai 24/10/2022 , 15:31 (GMT+7)

Việc đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, sẽ giúp tăng sản lượng đường.

Sản lượng đường vụ 2022/2023 sẽ tiếp tục tăng do sự khởi sắc trở lại trong sản xuất mía đường. 

Sản lượng đường vụ 2022/2023 sẽ tiếp tục tăng do sự khởi sắc trở lại trong sản xuất mía đường. 

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2022/23 dự báo sẽ là một năm khởi sắc của ngành đường Việt Nam sau khi có Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Vương quốc Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar trong thời hạn 5 năm.

Vụ chế biến 2022/2023, dự kiến còn 24 nhà máy đường hoạt động, bằng số nhà máy hoạt động trong vụ 2021/22, với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày.

Thông tin từ các nhà máy cho thấy, tổng diện tích mía sẽ thu hoạch trong niên vụ 2022/23 là 151.305 ha, sản lượng mía đưa vào chế biến là trên 8,76 triệu tấn, năng suất bình quân 66,2 tấn/ha, CCS bình quân là 10 CCS. Sản lượng đường từ mía là 870.930 tấn, tăng hơn 124 nghìn tấn.

Trong niên vụ 2021/2022, sản lượng đường sản xuất được là 949.219 tấn, trong đó đường sản xuất từ mía là 746.899 tấn, còn lại là từ đường thô nhập khẩu (202.320 tấn), tăng 57.069 tấn, tương đương với mức tăng 8,27% so với vụ trước đó.

Thời tiết thuận lợi, việc Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT ngày16/6/2021 áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và các nhà máy đường nâng giá mua mía cao hơn 100.000–150.000 đồng/ tấn mía, là động lực để nông dân tăng cường đầu tư thâm canh, tăng năng suất mía trong niên vụ 2021/2022.

Tuy nhiên, do diện tích mía nguyên liệu giảm, giá đường, giá mía tăng, tình trạng tranh mua mía nguyên liệu giữa các nhà máy đường lại tái diễn ở nhiều vùng, bao gồm vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như việc “cho chữ”, “cho tạp chất”, “cho cước”, “cho nước” ... của các nhà máy đường đối với nông dân và thương lái mía để tranh mua mía nguyên liệu.

Chính tình trạng tranh mua mía nguyên liệu không lành mạnh giữa các nhà máy đường thông qua chính sách “ngầm” đã và đang gián tiếp phá vỡ mối liên kết giữa các nhà máy đường với nông dân trồng mía, gây bất ổn định cho sự phát triển của các vùng mía tập trung.

Xem thêm
Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến tiềm năng nhất của sắn Việt Nam

Tuy nhiên, tại thị trường này, sắn và tinh bột sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Lào và Campuchia.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.