| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm cá ngừ Việt Nam có mặt tại hơn 200 thị trường trên thế giới

Thứ Bảy 08/06/2019 , 19:46 (GMT+7)

Sáng 8/6, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

Tham gia hội nghị có đại diện ngành nông nghiệp 10 tỉnh duyên hải miền Trung. Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, chủ trì hội nghị.

CNĐD ở Bình Định xuất khẩu sang Nhật Bản..

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, cá ngừ đại dương (CNĐD) được xác định là 1 trong những đối tượng khai thác chính của ngề khai thác hải sản xa bờ, và cũng là 1 trong những ngành hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của thủy sản Việt Nam.

Do đó, sau gần 2 thập kỷ gần đây, Chính phủ đã dành nhiều chính sách ưu đãi trong khai thác và XK CNĐD. Trong 5 năm thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi, sản lượng khai thác và kim ngạch XK mặt hàng CNĐD tăng trưởng ngoạn mục.

“Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, sản lượng khai thác CNĐD tăng trưởng bình quân 6%/năm và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng 7%/năm. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam hiện đã được XK sang 210 thị trường trên thế giới. Ngành hàng cá ngừ đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn cư dân các làng chài ven biển miền Trung, tạo nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các khu vực ven biển”, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết.

Tính đến năm 2017, cả nước có khoảng 47.870 tàu cá làm các nghề khai thác cá ngừ. Trong đó, nghề câu có 15.806 chiếc, nghề lưới vây có 4.922 chiếc, nghề lưới rê có 27.142 chiếc. Nghề khai thác CNĐD tập trung tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

Song song, sản lượng khai thác cá ngừ cũng tăng theo, từ 140.000 – 170.000 tấn/năm. Trên khắp cả nước có 25 cảng cá phục vụ cho các hoạt động của các đội tàu khai thác CNĐD. Hầu hết tại các cảng cá đều có cơ sở thu mua cá ngừ. Trong năm 2018, trên địa bàn cả nước có khoảng 185 cơ sở thu mua CNĐD, tăng gần gấp 6 lần so với năm 2014.

Bên cạnh đó, số cơ sở, DN có hoạt động chế biến và XK cá ngừ cũng tăng mạnh. Đến năm 2018 trên cả nước có 60 cơ sở, DN hoạt động chế biến và XK cá ngừ, tăng gấp 4 lần so với trước khi thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Thị trường lớn tiêu thụ CNĐD của Việt Nam là Mỹ, Israel, Nhật Bản, EU, Asean.

Trong năm 2018, tổng kim ngạch XK CNĐD của Việt Nam đạt khoảng 592,87 trệu USD, tăng hơn 2,2 lần so với năm 2010, tăng hơn 1,3 lần so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch XK  mặt hàng cá ngừ giai đoạn 2014-2018 đạt trên 7,7%/năm.

Các nhà máy chế biến, XK cá ngừ đồng loạt đầu tư trang bị máy móc, thiết bị cấp đông tiếp xúc (CF), đông gió và hầm đông lạnh, đông rời (IQF) để cấp đông sản phẩm cá ngừ. Đặc biệt, các DN ngày càng chú trọng hơn trong việc làm tăng giá trị cá ngừ, đẩy mạnh XK các sản phẩm cá ngừ chế biến như: Thăn, phi lê cá ngừ; cá ngừ đóng hộp ngâm dầu, cá ngừ đóng túi…

Cty CP Thủy sản Bình Định thu mua CNĐD tại Cảng cá Quy Nhơn.

Tính đến năm 2018, trên địa bàn 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa đã triển khai tổ chức thực hiện được 9 mô hình liên kết khai thác CNĐD theo chuỗi. Trong đó, Bình Định có 4 mô hình, Phú Yên 2 mô hình và Khánh Hòa 3 mô hình.

Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, từ 2015 – 2017, Bình Định đã triển khai Dự án chuyển giao công nghệ, ngư cụ của Nhật để khai thác, tiêu thụ nội địa và XK CNĐD. Kết quả cho thấy, ngư dân đã vận hành thiết bị, công nghệ Nhật và ứng dụng vào SX, nhờ đó làm giảm được sức lao động cho ngư dân (giảm 1 lao động/tàu), nâng cao chất lượng cá ngừ, tăng hiệu quả sản SX.

Từ kết quả của dự án, Sở NN-PTNT Bình Định đã xúc tiến lập hồ sơ cấp quyền sở hữu công nghiệp cho nhãn hiệu “Cá ngừ đại dương Bình Định” đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN). Tháng 6/2018 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp “Nhãn hiệu chứng nhận ” Cá ngừ đại dương Bình Định.

“Chất lượng và sản phẩm CNĐD của Việt Nam đã tăng trưởng rõ rệt trong những năm qua. Nhận thức, tay nghề, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm của ngư dân cũng ngày càng được nâng cao; các tàu tham gia mô hình liên kết chuỗi đã tạo ra sự đoàn kết, gắn bó trong SX.

Để ngành hàng CNĐD tiếp tục ổn định hướng đến bền vững, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cần tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ và cơ sở hậu cần dịch vụ riêng cho CNĐD. Tăng nguồn vốn nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm CNĐD trên tàu cá để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, cần có chính sách đào tạo nguồn nhn lực phục vụ cho ngành hàng CNĐD gồm chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn ngư dân vận hành các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại trong khai thác, bảo quản sản phẩm”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng, đề nghị.

 

Xem thêm
Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung

Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn có nhiều triển vọng mở rộng nhằm thay thế hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống tại các tỉnh ven biển miền Trung.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.