| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng cho ngày hội non sông, nhiều điểm bầu cử sớm

Thứ Năm 19/05/2016 , 19:27 (GMT+7)

Người dân cả nước đang đếm ngược từng giờ chờ đón ngày hội lớn của đất nước, ngày bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trên mọi miền Tổ quốc, cử tri đang hướng về ngày bầu cử với niềm tin, kỳ vọng lớn. Và đúng 7h sáng, 28 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn biên giới Nam Giang đã đồng loạt khai mạc ngày hội bầu cử sớm. Sau lễ khai mạc, những lá phiếu đầu tiên đã được những già làng...

Nhiều điểm bầu cử sớm

Tại Quảng Nam, sáng 19/5, đã có 11.505 cử tri đi bỏ phiếu bầu cử ở 49 khu vực bỏ phiếu. Đây là những khu vực bỏ phiếu thuộc xã đảo, biên giới xa xôi.

Tại huyện miền núi Nam Giang có 28 điểm bầu cử, với 5.601 cử tri tham gia bỏ phiếu; huyện Tây Giang có 15 điểm bỏ phiếu với 1.913 cử tri; xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An có 5 điểm, hơn 2.000 cử tri và 1 điểm ở Trung đoàn 143, thuộc huyện Thăng Bình.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh và huyện Nam Giang đã đến dự và chỉ đạo bầu cử tại tổ bầu số 3, thôn Công Tơ Rơn, xã La Dêê.

Đúng 7h sáng, 28 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn biên giới Nam Giang đã đồng loạt khai mạc ngày hội bầu cử sớm. Sau lễ khai mạc, những lá phiếu đầu tiên đã được những già làng, người có uy tín lần lượt bỏ vào hòm phiếu đầy trang trọng và phấn khởi.

Tại xã đảo Tân Hiệp, TP. Hội An, sáng 19/5, hơn 2.000 cử tri trên đảo đã nô nức tham gia bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp tại 5 khu vực bỏ phiếu của xã.

17-38-41_nh-1
Cử tri xã đảo Tam Hiệp, TP Hội An bỏ phiếu

Đoàn công tác của Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Nam do ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đến kiểm tra, chỉ đạo công tác bầu cử tại xã đảo Tân Hiệp. Đến đến 10 giờ 55 phút sáng cùng ngày, việc bỏ phiếu bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐB HĐND các cấp tại xã Tân Hiệp đã kết thúc tốt đẹp.

Khu vực bỏ phiếu thuộc Trung đoàn 143, xã Bình An, huyện Thăng Bình không khí bầu cử rộn ràng. Các chiến sĩ đã sớm có mặt tập hợp trước hội trường Trung đoàn, háo hức được cầm lá phiếu bầu cử.

Tại điểm bầu cử này, có ông Võ Xuân Ca, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tham dự cuộc bầu cử sớm. Ghi nhận tại đây, công tác tiến hành bầu cử diễn ra đúng luật định. Đến 9h sáng đã có 100% cử tri trong danh sách niêm yết tại tổ bầu cử đã hoàn thành việc bỏ phiếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

17-38-41_nh-2
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 143 bỏ phiếu tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Cùng với Quảng Nam, hôm nay 19/5, tỉnh Kiên Giang đã có 5 điểm bầu cử được tiến hành bỏ phiếu sớm. Hai huyện đảo của Kiên Giang có ngư trường rộng nên số lượng cử tri là ngư dân khá đông.

Vì vậy, các đơn vị bầu cử đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để ngư dân nắm bắt thông tin, sắp xếp công việc. Đặc biệt, Ủy ban bầu cử đã tiến hành lập các điểm bầu cử gần nơi cảng cá, bến tàu neo đậu để thuận tiện cho ngư dân thực hiện việc bỏ phiếu.

Riêng xã đảo Thổ Châu (huyện đảo Phú Quốc), nơi cực nam của Tổ quốc, cách vịnh Rạch Giá gần 200 km nên được tổ chức bầu cử sớm để kịp chuyển kết quả về đất liền. Đúng ngày sinh nhật Bác, 1.813 cử tri của xã đã đi bỏ phiếu tại 5 điểm bầu cử.

Trong đó, tổ bầu cử số 5 đặt tại Trung đoàn 152 (Quân khu 9) là điểm bỏ phiếu chung của các lực lượng vũ trang đóng quân và làm nhiệm vụ trên đảo như trạm rađa hải quân, biên phòng, cảnh sát biển.

Ông Lai Lịch, Phó Trưởng phòng Công tác HĐND tỉnh Kiên Giang, cho biết, đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử trên địa bản tỉnh cơ bản đã hoàn tất, sẵng sàng cho ngày hội lớn của toàn dân.


Từ sáng sớm, cử tri đã đến các điểm bầu cử bỏ phiếu

Toàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 1.185.000 cử tri đi thực hiện quyền công dân của mình, với 3 đơn vị bầu cử ĐBQH, bầu chọn 8/14 ứng cử viên; 22 đơn vị bầu cử HĐND tỉnh, bầu chọn 65/108 ứng cử viên; cấp huyện và xã có 1.403 đơn vị bầu cử, bầu chọn 4.669/7.800 ứng cử viên.

Miền núi Thanh Hóa nô nức ngày hội lớn

Những ngày này, đồng bào các dân tộc của 11 huyện miền núi Thanh Hóa đang sống trong không khí náo nức, hân hoan hướng về ngày hội non sông đất nước. Từ huyện lỵ cho đến trung tâm các xã, thôn, bản đâu đâu cũng rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ, băng rôn.

Tiếng loa truyền thanh phát đi những bức thông điệp về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của các ứng cử viên trước sứ mệnh cử tri kỳ vọng cứ văng vẳng hối thúc cử tri tham gia bỏ phiếu đầy đủ vào ngày 22/5.

Tại huyện Quan Sơn, không khí bầu cử đang tràn ngập khắp nơi. Dọc trung tâm thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh) hay vào tận các thôn, bản đều rực rỡ áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền. Toàn huyện Lang Chánh có 34.446 cử tri tham gia bỏ phiếu, trong đó cử tri là người dân tộc Thái, Mường chiếm trên 80%, tất cả đã sẵn sàng chờ đến ngày 22/5 để được thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Cuộc bầu cử lần này, huyện Mường Lát có 51 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện và được phân bổ về 9 đơn vị bầu cử. Huyện cũng đã đẩy mạnh công tác tuyền truyền và hướng dẫn công tác bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp cho khoảng 10.000 đồng bào Mông, đồng thời tổ chức cho ứng cử viên ĐBQH, HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri…

Trong cuộc bầu cử lần này, cử tri Thanh Hoá được bầu 14 ĐBQH, 95 đại biểu HĐND tỉnh, 999 đại biểu HĐND huyện và 16.442 đại biểu HĐND xã.

Ngày 20/5, Nghệ An có 145 điểm tiến hành bầu cử

Hội đồng bầu cử quốc gia cho phép Nghệ An tiến hành bầu cử sớm ở một số khu vực có địa bàn khó khăn, phức tạp, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, ngày 20/5, có 145 điểm bỏ phiếu tại các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Tương Dương sẽ được tổ chức bầu cử.

Toàn tỉnh Nghệ An có 5 đơn vị bầu cử ĐBQH; 26 đơn vị bầu cử ĐB HĐND tỉnh; 223 đơn vị bầu cử ĐB HĐND huyện và 3.688 đơn vị bầu ĐB HĐND cấp xã. Đến thời điểm này, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác tuyên truyền; bảo vệ bầu cử... tại Nghệ An đã cơ bản hoàn tất.

Không sắp đặt “quân xanh, quân đỏ”

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, cho hay, công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến nay cơ bản hoàn tất. Mọi việc đã sẵn sàng cho ngày bầu cử.

Bà Thủy cho biết, tính đến ngày 18/5 toàn tỉnh có 1.672 tổ bầu cử và 892.423 cử tri đã được niêm yết danh sách. Các hòm phiếu chính, phụ; phiếu bầu cũng đã được vận chuyển xuống tận các tổ một cách an toàn, đúng quy định.

Đối với công tác đảm bảo ANTT khu vực bầu cử, ngoài lực lượng nòng cốt là Công an, các tổ chức đoàn thể cũng được huy động để đảm bảo việc bỏ phiếu diễn ra an toàn và dân chủ. “Hà Tĩnh đã hoàn thành tiếp xúc cử tri từ ngày 14/5.

Từ đó đến nay, các đoàn kiểm tra của ủy ban bầu cử tập trung giám sát công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử 22/5. Ngoài niêm yết, công khai danh sách ứng viên tại các nơi bầu cử để cử tri đủ thời gian nghiên cứu, Hà Tĩnh còn tuyên truyền bằng nhiều hình thức để cử tri hiểu hơn từng ứng viên cụ thể”, bà Thủy cho hay.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh thông tin thêm: 13 ứng viên ĐBQH và 92 ứng viên HĐND tỉnh nhiệm kỳ này đều ngang sức, ngang tài, không sắp đặt “quân xanh, quân đỏ” hay có sự chênh lệch nhiều về vị trí công tác, trình độ học vấn, ý thức trách nhiệm... Do đó, ứng viên nào trúng cử cũng hứa hẹn sẽ thực hiện tốt chương trình hành động đề ra.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm