| Hotline: 0983.970.780

San sẻ yêu thương, ngọt ngào giọt nước

Thứ Hai 22/04/2024 , 18:10 (GMT+7)

Bến Tre Báo Nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Tân Á Đại Thành tặng bồn nhựa và máy lọc nước tổng trị giá 1 tỷ đồng, cho 5 tỉnh bị ảnh hưởng của hạn mặn ĐBSCL.

Thời gian qua hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp ở vùng ĐBSCL, gây thiệt hại về mùa màng và sinh kế của người dân. Thấu hiểu điều đó, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường trao tặng bồn chứa nước và máy lọc nước góp phần san sẻ khó khăn với bà con vùng hạn mặn.

Tại xã Tam Hiệp, Chương trình trao tặng 20 bồn nước và 10 máy lọc nước cho bà con địa phương. Ảnh: Minh Đảm.

Tại xã Tam Hiệp, Chương trình trao tặng 20 bồn nước và 10 máy lọc nước cho bà con địa phương. Ảnh: Minh Đảm.

Sáng 22/4, chương trình đến xã đảo Tam Hiệp (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre), vùng đất khó trong mùa hạn mặn này, để trao 20 chiếc bồn chứa nước cho 20 hộ khó khăn và 6 máy lọc nước cho 3 điểm trường của địa phương. Ngoài ra, chương trình cũng tặng 4 chiếc máy lọc nước cho 2 điểm trường của xã Phú Thuận (huyện Bình Đại).

Đến xã Tam Hiệp chúng tôi mới có dịp thấm thía hết nỗi nhọc của bà con mùa này. Ở xã đảo này năm nào nước mặn cũng bao vây vài tháng. Riêng năm nay, nước mặn đến sớm hơn chừng nửa tháng. Từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, chính quyền địa phương đã đóng kín hệ thống cửa cống để ngăn mặn. Riêng bà con địa phương thì nhà nào cũng trữ nước tưới trong mương vườn, nước sạch trong các lu, kiệu lớn để dùng sinh hoạt trong những ngày nước máy bị nhiễm mặn.

Bà con xã Tam Hiệp nhận bồn nước từ chương trình. Ảnh: Kiều Trang.

Bà con xã Tam Hiệp nhận bồn nước từ chương trình. Ảnh: Kiều Trang.

Sống bao năm như thế nên bà con cũng đã thích nghi, chủ động từ sớm. Nhà nào cũng trữ được kha khá lượng nước ngọt, đủ dùng cho suốt cả mùa khô. Dẫu vậy, do hạn mặn kéo dài nên đâu đó ở Tam Hiệp vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn không có được những dụng cụ chứa nước đủ lớn. Hàng ngày, những hộ dân này đều phải chạy vạy xách từng thùng nước nước ngọt từ UBND xã Tam Hiệp hay từ các tàu của các mạnh thường quân chở đến.

Ông Mai Thành Thật ở tổ 7, ấp 1, xã Tam Hiệp chỉ có 1,5 công vườn trồng nhãn và bưởi da xanh. Năm nay hạn mặn kéo dài nên mấy cây bưởi chết héo, gia đình thất thu. Ông nói, bà con ở đây quý nước ngọt dữ lắm, không dám phung phí. Nước sinh hoạt từ tắm gội hay rửa chén bát, rau quả được bà con tận dụng để cứu khát cho cây trồng. Hôm nay, nhận được dụng cụ chứa nước từ chương trình, ông Thật vui lắm.

“Nhà tôi chưa có được cái lu để chứa nước trong nhà. Nhận được cái bồn này tôi vui lắm. Từ rày có mạnh thường quân cho nước mình có cái để chứa, không phải chạy đi chở từng ngày, không lo thiếu nước nữa”, lão nông vui vẻ nói.

Bà con dùng xe kéo mang thùng nước về nhà. Ảnh: Kiều Trang.

Bà con dùng xe kéo mang thùng nước về nhà. Ảnh: Kiều Trang.

Bà Phan Thị Tuyết ở ấp 3, Tam Hiệp cùng chung niềm vui có được cái bình to này chứa được nhiều nước hơn, khỏi phải chạy đi xin nước mỗi ngày.

“Bây giờ, nước sông mặn dữ lắm, không có nước máy tưới là cây là chết, ăn uống cũng không được. May nhờ có các nhà hảo tâm cho nước mình chở về để sinh hoạt hàng ngày. Nhưng vì nhà tôi chỉ có cái khạp da bò nhỏ, chứa có mấy chục lít nước nên ngày nào cũng phải đi chở 2 bình được 40 lít. Khi thì đến Ủy ban nhân dân xã, khi thì đến các ghe, tàu của các mạnh thường quân. Bây giờ được cái bình to, mình đi một ngày xài cũng lâu lâu. Tôi mừng lắm, rất cảm ơn mạnh thường quân”, bà Tuyết phấn khởi.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp chia sẻ, xã có hơn 1.000 hộ dân với gần 3.600 nhân khẩu. Thu nhập của bà con địa phương chủ yếu đến từ nghề nông. Năm nay tình hình hạn mặn xâm nhập và kéo dài gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Thời gian qua, UBND xã cũng vận hành 3 máy lọc nước R.O để cung cấp nước sinh hoạt cho hộ dân. Bên cạnh đó, các hộ dân tự chủ động trữ nước bằng túi ni lông, đào ao. Tuy nhiên, do tình hình hạn mặn sâu và kéo dài nên nguồn nước của nhân dân tích trữ dần cạn kiệt, gặp không ít khó khăn.

Trao máy lọc nước cho đại diện các trường học ở vùng hạn mặn xã Tam Hiệp và Phú Thuận, huyện Bình Đại. Ảnh: Minh Đảm.

Trao máy lọc nước cho đại diện các trường học ở vùng hạn mặn xã Tam Hiệp và Phú Thuận, huyện Bình Đại. Ảnh: Minh Đảm.

Chương trình tặng 250 bồn nhựa Plasman 500l loại đứng và 60 máy lọc nước R.O, tổng trị giá 1 tỷ đồng, cho 5 tỉnh bị ảnh hưởng của hạn mặn năm 2024 gồm: Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Chiều cùng ngày, chương trình tiếp tục hành trình đến trao tặng 20 bồn chứa nước cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tân Lợi Thạnh; 5 bồn nước và 2 máy lọc nước cho bà con và các trường học tại xã Thạnh Phú Đông; 5 bồn nước và 3 máy lọc nước cho bà con và các trường học tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Bà Huỳnh Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lợi Thạnh cho biết, thời điểm hiện tại, độ mặn trên sông dao động khoảng 8 phần nghìn, không thể xử lý để sinh hoạt cũng như sản xuất.

Xã có hơn 2.000 hộ dân, trong đó còn hơn 88 hộ nghèo và 24 hộ nghèo. Bà con không có điều kiện để trữ nước ngọt trong mùa hạn mặn này. Sự giúp đỡ của Tập đoàn Tân Á Đại Thành rất kịp thời.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam khu vực ĐBSCL chia sẻ: Qua báo đài chúng ta biết được những ngày qua rất nhiều các đơn vị, doanh nghiệp đã nỗ lực vận chuyển nước ngọt, hỗ trợ can nhựa đến với người dân vùng hạn mặn các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau...

Chương trình tặng 20 bồn nước cho bà con xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Minh Đảm.

Chương trình tặng 20 bồn nước cho bà con xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Minh Đảm.

Riêng Chương trình tặng bồn nước cho bà con vùng hạn mặn ĐBSCL do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Tân Á Đại Thành thực hiện từ 2 năm nay đem lại ý nghĩa rất thiết thực cho bà con vùng hạn mặn. Tin tưởng rằng những hoạt động ý nghĩa này sẽ được tiếp tục nhân rộng để giúp đỡ người dân vùng hạn mặn vượt qua khó khăn. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được trực tiếp trao tặng bồn nước, máy lọc nước cho bà con vùng hạn mặn. Có thể nói đây là cơ hội để “San sẻ yêu thương, ngọt ngào giọt nước”.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng (bên phải) - Trưởng Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam khu vực ĐBSCL thăm hỏi bà con vùng hạn mặn. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng (bên phải) - Trưởng Văn phòng đại diện Báo Nông nghiệp Việt Nam khu vực ĐBSCL thăm hỏi bà con vùng hạn mặn. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Lê Văn Sơn, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn xây dựng HUD Kiên Giang cho biết, qua 31 năm thành lập, phát huy tinh thần tương thân tương ái, hàng năm, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đều trích ngân sách để hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc, vùng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đợt hạn mặn 2024 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bà con nhân dân vùng ven biển, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã trích 1 tỷ đồng để tặng cho 5 tỉnh Miền Tây, mỗi tỉnh 200 triệu đồng. Chương trình sẽ hỗ trợ bồn chứa nước, máy lọc nước để san sẻ phần nào khó khăn về nước với bà con trong mùa hạn mặn này. Các năm trước, mỗi năm, tập đoàn tài trợ cho bà con vùng ĐBSCL khoảng 1.000 cái bồn chứa nước.

Ngoài sản phẩm truyền thống là bồn chứa nước, Tập đoàn cũng sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng nên cũng thường xuyên tài trợ các công trình giao thông nông thôn ở những địa phương khó khăn. Tiếp theo chương trình tặng bồn nước, năm nay Tân Á Đại Thành sẽ tiếp tục phối hợp xây tặng 5 cây cầu nông thôn tại 5 địa phương khó khăn ở ĐBSCL.

Một số hình ảnh khác tại ngày đầu trao tặng bồn nước, máy lọc nước cho bà con vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre.

Ông Lê Văn Sơn - Tổng Giám đốc HUD Kiên Giang (bên phải) và ông Nguyễn Võ Nhất Duy - đại diện Sở NN-PTNT Bến Tre (thứ 2, từ trái sang) thăm hỏi bà con vùng hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Sơn - Tổng Giám đốc HUD Kiên Giang (bên phải) và ông Nguyễn Võ Nhất Duy - đại diện Sở NN-PTNT Bến Tre (thứ 2, từ trái sang) thăm hỏi bà con vùng hạn mặn. Ảnh: Minh Đảm.

Đại diện Tân Á Đại Thành chia sẻ với bà con về cách sử dụng, bảo quản bồn nước. Ảnh: Kiều Trang.

Đại diện Tân Á Đại Thành chia sẻ với bà con về cách sử dụng, bảo quản bồn nước. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Nguyễn Văn Bàn - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre (bên trái) cùng ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp (bên phải) trao hoa, thư cảm ơn Báo Nông nghiệp Việt Nam và nhà tài trợ. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Văn Bàn - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre (bên trái) cùng ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp (bên phải) trao hoa, thư cảm ơn Báo Nông nghiệp Việt Nam và nhà tài trợ. Ảnh: Minh Đảm.

Bà con xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm nhận bồn nước từ nhà tài trợ. Ảnh: Kiều Trang.

Bà con xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm nhận bồn nước từ nhà tài trợ. Ảnh: Kiều Trang.

Trao tặng bồn nước cho 5 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Minh Đảm.

Trao tặng bồn nước cho 5 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Minh Đảm.

Tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm chương trình tặng 10 bồn nước và 3 máy lọc nước cho bà con địa phương và các điểm trường. Ảnh: Kiều Trang.

Tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm chương trình tặng 10 bồn nước và 3 máy lọc nước cho bà con địa phương và các điểm trường. Ảnh: Kiều Trang.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm