| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất cây trồng ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ Năm 25/09/2014 , 08:17 (GMT+7)

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đi thực tế ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, Nam Định) để thảo luận về vấn đề nhiễm mặn và SX lúa gạo cũng như bảo vệ rừng ngập mặn.

Từ ngày 23 - 25/9/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Sản xuất cây trồng bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và an ninh lương thực” (ACSAC8) cùng sự tham gia của các nhà khoa học đến từ 70 trường ĐH, học viện đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia...

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp có chung nhận định, BĐKH đang tác động ngày càng xấu đối với Việt Nam với hiện tượng bão lớn, nắng nóng, lũ quét, ngập lụt, hạn hán... gây thiệt hại lớn về tính mạng con người, của cải vật chất.

Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông, nhà ở và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, BĐKH đang tác động và gây áp lực mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, làm giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh.

Các chuyên gia cũng đóng góp những giải pháp mà nhiều nước coi là nhiệm vụ chiến lược và rất cần Việt Nam quan tâm, học hỏi là thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. Ngoài ra, để SX cây trồng có tính bền vững, ứng phó với BĐKH cần chọn tạo các giống đậu tương, ngô, bông vải… có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, có sức đề kháng sâu bệnh cao, kể cả cây trồng biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi hay cây công nghiệp ngắn ngày.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã đi thực tế ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, Nam Định) để thảo luận về vấn đề nhiễm mặn và SX lúa gạo cũng như bảo vệ rừng ngập mặn.

Được biết, giai đoạn 2013- 2020, các dự án đầu tư nhằm ứng phó với BĐKH được xây dựng tại Việt Nam bao gồm: Chương trình giảm phát thải của FCPF/WB (40 - 60 triệu USD); Khôi phục và quản lý bền vững rừng ngập mặn và bảo tồn các khu rừng vùng biên giới (70 triệu USD); Hỗ trợ phát triển nông nghiệp có tưới (150 - 180 triệu USD); Phát triển thủy lợi miền Bắc (80 triệu USD)…

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.