| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lợn giống ngoại từ đàn cụ kỵ

Thứ Năm 07/11/2013 , 13:33 (GMT+7)

Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương là một trong những đơn vị đi đầu về việc nhập khẩu các giống lợn chất lượng cao để sản xuất giống.

Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo lợn giống còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng giống không đồng đều. Do đó, việc nhập khẩu các giống lợn ngoại chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và môi trường nhiệt đới nước ta là điều kiện tiên quyết để tối ưu lợi nhuận trong chăn nuôi lợn công nghiệp và nông hộ.

Nhập lợn giống cụ kỵ chất lượng cao từ Đan Mạch

Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương là một trong những đơn vị đi đầu về việc nhập khẩu các giống lợn chất lượng cao để sản xuất giống, cung ứng hàng vạn con giống tốt cho thị trường mỗi năm.

Đầu tháng 11/2013 này, công ty Thái Dương lại vừa nhập thêm 70 con lợn giống cụ kỵ (gồm các giống Landrace, Large white, Duroc) từ tập đoàn Danbred của Đan Mạch về Việt Nam thông qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Những con giống được chọn từ đàn giống có giá trị di truyền tốt nhất tại Đan Mạch, và cũng là một trong 10 tập đoàn giống tốt nhất trên thế giới hiện nay. Giá trị Index của mỗi con cao nhất từ 127 – 140, và đây cũng là lần đầu tiên việc mua giống cụ kỵ từ nước ngoài về Việt Nam được chọn theo giá trị di truyền giống.

Đây là lần thứ 4 công ty Thái Dương nhập giống lợn từ nước ngoài về Việt Nam. Dòng cụ kỵ này sẽ bổ sung thêm nguồn gen có giá trị cao cho đàn giống hiện có của công ty.

Đợt NK giống vừa qua cũng đã đưa tổng đàn cụ kỵ của công ty lên tới 1.000 con, lớn nhất miền Bắc hiện nay. Đồng thời sự kiện này cũng xác lập một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty: Thái Dương trở thành đơn vị sản xuất thịt lợn thương phẩm lớn thứ 2 tại miền Bắc với tổng đàn gần 60.000 con.

Lý giải tại sao Thái Dương lựa chọn Đan Mạch để thực hiện những bản hợp đồng mua bán lợn giống trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng, ông Lê Quang Thành, Tổng Giám đốc công ty cho biết: Nếu xét về năng suất sinh sản; năng suất tăng khối lượng/con/ngày và cả chất lượng thịt, thì Đan Mạch là quốc gia đứng đầu. Sau đó mới đến Mỹ, Tây Ban Nha, Việt Nam, Trung Quốc...

Mặc dù dân số chỉ khoảng 6 triệu dân (gần bằng dân số tỉnh Thanh Hoá), diện tích đất sản xuất nông nghiệp chưa đầy 3 triệu ha (bằng 1/3 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam), nhưng tổng đàn lợn của Đan Mạch lại đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Đan Mạch đã đạt đến đỉnh cao, đem lại giá trị kinh tế to lớn cho quốc gia này.

Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu, ông Thành biết rằng các doanh nghiệp và nông dân chăn nuôi lợn ở Đan Mạch đã thành lập và quản lý Trung tâm nghiên cứu heo Đan Mạch nhằm sản xuất, thử nghiệm các giống heo cao sản và tư vấn cho người nông dân. Ngoài ra, để tránh phụ thuộc vào giá cả thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, nông dân Đan Mạch đã chủ động một phần bằng cách tự trồng các cây SX thức ăn chăn nuôi.

Ngày nay khoa học trong chăn nuôi của Đan Mạch đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực di truyền giống lợn. Chỉ tiêu này quyết định đến tốc độ sinh trưởng (ADG) tới 30 -40%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể từ 30 -40%; chất lượng thịt.

Quản lý di truyền giống nghiêm ngặt

Các giống lợn ngoại như Landrace, Large white, Durroc không còn xa lạ đối với nông dân Việt Nam. Tính thích ứng cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta; khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh và chất lượng thịt thơm ngon, độ nạc cao của các giống lợn này đã được thực tiễn kiểm chứng.

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp cung ứng lợn giống hiện nay có tư tưởng chạy đua về số lượng con giống, mà chưa quan tâm đến khâu quản lý chất lượng giống và đầu tư các dòng cụ kỵ có nguồn gen tốt.

Theo Viện Chăn nuôi, giống lợn được quản lý bằng sơ đồ giống hình tháp 4 cấp theo chuỗi mới được áp dụng khoảng 5% về số lượng và 12% về sản lượng thịt dẫn đến nguy cơ thoái hoá giống cao, các đặc tính tốt của giống ngày càng mất dần.

Đất nước chúng ta đang đối mặt với một thực trạng đáng buồn, đó là năng suất chăn nuôi thấp, chi phí cho 1 kg tăng trọng cao. Do đó, giá bán cao, không đủ sức cạnh tranh với giá thịt ngoại nhập. Người tiêu dùng phải mua thịt nội với giá cao.

Chính vì vậy công tác giống phải được coi trọng hơn nữa. Việc làm giống không phải là một năm, hai năm là có thể làm được, đòi hỏi tốn nhiều thời gian, ít nhất hàng chục năm. Và để có bộ giống của riêng mình thì cần phải mất ít nhất là 20 năm.

Trong 20 năm đó phải có con giống cụ kỵ thật tốt, cần có đội ngũ cán bộ làm giống có kiến thức và kỹ năng cao, và phải có tình yêu nghề nghiệp. Ngoài ra cần có công nghệ và công cụ quản lý, chọn lọc giống tối tân.

Công ty Thái Dương đã quy tụ được một đội ngũ chuyên gia chăn nuôi có kiến thức và kỹ năng cao gồm 2 giáo sư, hơn 100 kỹ sư, thạc sĩ để thực hiện công đoạn nghiên cứu và sản xuất giống lợn ngoại chất lượng cao tại Việt Nam. Đàn giống cụ kỵ được quản lý bằng công nghệ herman để quản lý di truyền giống một cách nghiêm ngặt.

Đến năm 2018 với bộ giống cụ kỵ như vậy, công ty Thái Dương sẽ đưa tổng đàn nái của lên tới 100.000 con nái bố mẹ và 10.000 lợn nái ông bà. Đây là bộ giống có nguồn gốc từ Đan Mạch có năng suất cao nhất trên thế giới hiện nay.

Trong 3 năm tới, mục tiêu của Cty là sản xuất ra đàn cụ kỵ tại Việt Nam với giá trị di truyền giống tốt, nhằm cải thiện chất lượng giống hiện có ở nước ta và của chính công ty.

Ông Thành cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa con giống này ra nhân giống, chọn lọc để tạo ra các thế hệ mới chất lượng cao. Khoảng 10 năm tới công ty sẽ cung cấp ra thị trường trên 72.000 con lợn giống các loại; trên 2 triệu con lợn thương phẩm, trở thành công ty có đàn giống lợn lớn nhất khu vực phía bắc Việt Nam".

“Yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả chăn nuôi đến từ con giống. Nó quyết định 34 – 40% hiệu quả chăn nuôi đối với con lợn về: tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt. Và về mặt di truyền không thể một lúc là có thể tạo ra con giống chất lượng tốt được.

Muốn làm được điều này, chúng ta phải nhập được giống tốt từ các nước tiên tiến nhất trên thế giới, về Việt Nam lại tiếp tục cải tạo giống, nhân giống, chọn lọc giống để tạo ra các dòng giống mới cung cấp cho thị trường”, Tổng Giám đốc công ty Thái Dương Lê Quang Thành.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm