| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất rau VietGAP

Thứ Tư 08/04/2015 , 09:42 (GMT+7)

Nhờ trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều hộ gia đình ở ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên (An Giang) đã có thu nhập đáng kể…

Tất bật thu hoạch ruộng rau xanh mơn mởn giao cho đơn đặt hàng từ phía siêu thị Co.opmart An Giang, anh Trần Văn Chúc có 3 công rau trồng theo hướng VietGAP ở ấp Mỹ An 2, cho biết: Đất gia đình trồng rau đã nhiều năm nay, tuy nhiên chỉ làm theo kiểu truyền thống nên nguồn thu nhập cũng chỉ ở mức thấp, đôi khi rau khó tiêu thụ. Từ khi trồng rau an toàn, cuộc sống đã ổn định hơn rất nhiều.

Những loại rau được trồng phổ biến ở ruộng nhà anh Chúc và các hộ dân là rau thơm, diếp cá, cải xanh, cải ngọt, xà lách. Với chi phí bỏ ra từ 3 - 4 triệu đồng/công. Tùy vào từng thời điểm mà giá bán khác nhau, tuy nhiên nếu ở mức giá thấp mỗi công cho thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng, khi trúng giá sẽ đạt 14 - 15 triệu đồng.

Trước đây rất nhiều hộ trồng rau ở Mỹ An 2 chỉ SX theo phong trào. Từ năm 2004 được Trạm BVTV tập huấn, hướng dẫn trồng rau VietGAP. Năm 2009 vùng rau an toàn chính thức đi vào SX. Giai đoạn đầu bà con còn thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm nhưng sau nhiều lần canh tác, năng suất không ngừng tăng lên và được công nhận vùng rau an toàn vào năm 2012.

Anh Chúc chia sẻ, kỹ thuật canh tác rau VietGAP giống như cách làm truyền thống, tuy nhiên lại giảm được chi phí và công lao động vì đã có hệ thống phun tưới tự động nên tiết kiệm được 1,5 - 2 triệu đồng/ha. Vì thế với 3 công trồng rau của anh trừ hết chi phí còn lãi trên trên 70 triệu đồng.

"Nhờ được sự quan tâm của tỉnh An Giang nên vùng rau được cấp giấy chứng nhận từ năm 2015 - 2018. Sau giai đoạn đó nông dân sẽ tự canh tác bởi đây là vùng trồng rau chuyên canh nên nông dân sẽ duy trì, không bỏ giữa chừng như những nơi khác.
Diện tích rau an toàn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Đặc biệt phát triển nhiều loại rau màu có giá trị cao có thể trồng trong nhà lưới như cà chua ghép, cúc pha lê, hành lá, dưa lưới, rau thơm...", ông Châu nói.

Anh Huỳnh Ngọc Diện, Tổ trưởng Tổ hợp tác SX rau an toàn ở ấp Mỹ An 2, cho biết: Mỗi ngày tổ SX cung ứng gần 2 tấn rau sạch các loại ra thị trường. Riêng 8 công đất của anh Diện trồng hành, ớt, rau cải, đậu bắp… theo tiêu chuẩn VietGAP, thu hoạch luân phiên, lợi nhuận ổn định hàng năm với mức trên 150 triệu đồng.

Chỉ mới vài năm trồng rau VietGAP mà anh Diện sang thêm được 2 công đất và tiếp tục mở rộng diện tích. Còn anh Chúc từ 3 công đất nay cũng tăng lên gấp đôi. Bởi theo các anh trồng rau cho lợi nhuận 2,5 lần so với SX lúa.

Để tiếp tục mở rộng mô hình trồng rau an toàn, các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ các tổ hợp tác thông qua việc tổ chức SX, hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, hỗ trợ kết nối tìm kiếm thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa rau an toàn đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, chợ đầu mối.

Mặc dù trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP năng suất có giảm hơn so với việc SX theo phương pháp truyền thống, tuy nhiên nông dân tiết kiệm được chi phí SX, giá bán ở mức cao hơn loại rau thông thường và đầu ra được ổn định. Do đó hiệu quả kinh tế không ngừng tăng lên. Ngoài ra, còn đảm bảo sức khỏe cho hộ canh tác, người tiêu dùng vì ít sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng….

Để nâng cao chất lượng rau an toàn, 2 hộ dân trong ấp Mỹ An 2 còn được hỗ trợ trồng rau trong nhà lưới với diện tích 500 m2/hộ, từ kết quả thành công đó sẽ nhân rộng mô hình ra các hộ còn lại trong xã.

Ông Trần Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, cho biết: Tổng diện tích rau của toàn xã là 160 ha. Trong đó có 7,69 ha được SX theo hướng VietGAP với 26 thành viên. Rau thu hoạch xong được bán cho các chợ đầu mối với sản lượng trung bình khoảng 1 tấn/ngày, còn vào các ngày dịp lễ, tết sản lượng tiêu thụ tăng lên 2 - 3 tấn/ngày, với mức giá bán cao hơn từ 1.000 - 2.000 đ/kg so với mức giá rau SX thông thường.

Theo ông Châu, đến tháng 6/2015 diện tích trồng rau VietGAP trong xã có thể tăng lên 15 ha. Mặc dù sản lượng rau cung ứng chỉ được bao tiêu ở mức thấp nhưng tới đây toàn bộ diện tích sẽ được một công ty trong thành phố bao tiêu.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.