| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất thích ứng với khô hạn

Thứ Năm 21/03/2019 , 14:35 (GMT+7)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khu vực Nam bộ đang vào mùa nắng nóng, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5. 

Mực nước các nơi xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,1 – 0,3 m, có nguy cơ khô hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất.

09-17-09_cnh_tc_me_tren_dt_lu
Canh tác mè trên đất lúa

Trước tình hình này, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đang áp dụng nhiều biện pháp sản xuất thích ứng với khô hạn.

Từ hiệu quả những vụ sản xuất vừa qua, chủ trương chuyển đổi cây trồng tiếp tục là giải pháp chống hạn tối ưu được bà con nông dân áp dụng. Trong đó mô hình 2 vụ lúa xen 1 vụ màu với các loại cây trồng chịu hạn như mè, đậu, sắn được canh tác ở những khu vực gò cao có nguy cơ thiếu nước. Cách làm này không chỉ giúp nông dân chống hạn hiệu quả mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn cây lúa. 

Anh Nguyễn Văn Trung, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cho biết: “Tháng nắng hạn mình đâu làm lúa được, chi phí cao, lợi nhuận thấp nên mình trồng mè. Mè 1 công trúng từ 100kg trở lên, giá từ 30 ngàn là mình có lãi khoảng 2 triệu. Trồng mè nước tưới ít, chi phí ít, nhẹ sâu bệnh”.

Những năm qua, mô hình canh tác mè trên nền đất lúa đã giúp nhiều nông dân tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Cây mè phù hợp thổ nhưỡng, ngắn ngày, dễ chăm sóc, chịu hạn, đặc biệt giá trị tăng cao gấp nhiều lần cây lúa. Do vậy huyện Hồng Ngự đã quy hoạch vùng chuyên sản xuất mè với diện tích gần 100ha ở xã Thường Phước 1. Đây cũng là cây trồng chủ lực trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Anh Nguyễn Văn Lập, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp nói: “Mình làm mè rút ngắn thời gian hơn để sản xuất vụ 3 không sợ lũ. Nước tưới cũng nhẹ, mình bơm có 2 - 3 cữ còn lúa phải chạy hoài”.

Với đặc thù đất gò cao, cánh đồng ấp 1, xã Thường Phước 1 có nguy cơ thiếu nước tưới phục vụ sản xuất. Qua thời gian đưa vào sử dụng một số tuyến kênh mương nội đồng bồi lắng. Đây sẽ là 1 trong 19 công trình được UBND huyện Hồng Ngự đầu tư thực hiện trong năm 2019. Tổng chiều dài các công trình này là trên 17km, kinh phí gần 19 tỷ đồng. Trong đó ưu tiên cho những khu vực có nguy cơ khô hạn như xã Thường Phước 1, Thường Lạc, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, gồm các hạng mục nạo vét kênh mương bồi lắng, đường nước nội đồng, tu bổ các trạm bơm, cống tưới tiêu.

09-17-09_no_vet_muong_ut_goc_phuc_vu_tuoi_tieu_vu_he_thu
Nạo vét mương phục vụ tưới tiêu vụ HT

Ông Nguyễn Hoàng Nhung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự nói: “Huyện đẩy nhanh tiến độ nạo vét các công trình thủy lợi nội đồng của năm 2018 chuyển sang cũng như của năm 2019. Bên cạnh đó huyện chỉ đạo UBND các xã thường xuyên kiểm tra trạm bơm hiện có xem có hư hỏng cạn kiệt để duy tu sửa chữa nhằm chủ động việc tưới tiêu cho nông dân”.

Theo ông Nhung, bà con nông dân cũng cần quan tâm sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả cho từng loại cây trồng. Có thể nói, việc triển khai đồng bộ các giải pháp thi công công trình đến thay đổi tư duy sản xuất, chọn cây, con giống phù hợp góp phần hiệu quả trong công tác chống hạn vụ hè thu năm nay.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.