| Hotline: 0983.970.780

Sẽ "dẹp loạn" thị trường thuốc BVTV

Thứ Tư 10/08/2011 , 08:53 (GMT+7)

Từ chỗ chỉ có 4-5 hoạt chất và hỗn hợp hoạt chất được đăng ký từ năm 1996 thì đến năm 2011, Việt Nam đã có 800 hoạt chất và các hỗn hợp hoạt chất được đăng ký NK. Con số này đã vượt xa số lượng các hoạt chất được đăng ký sử dụng tại Trung Quốc - nơi cung cấp hơn 90% lượng thuốc BVTV cho Việt Nam...

Hôm qua (9/8), Bộ NN-PTNT đã tổ chức cuộc họp bàn các giải pháp thắt chặt việc quản lí đối với hoạt động SXKD thuốc BVTV. 

>> Danh mục thuốc BVTV: Mê hồn trận
>> Bảo vệ thực vật - Tay phải chặt tay trái 

Thuốc trên 2 hỗn hợp hoạt chất phải ngừng đăng ký mới 

Báo cáo của Cục BVTV cho thấy, trước năm 2003, lượng thuốc BVTV NK vào Việt Nam không bao giờ vượt quá con số 40 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2004 đến nay đã tăng vọt lên gấp đôi, cá biệt như năm 2008, lượng thuốc BVTV NK lên tới hơn 100 nghìn tấn. Trong số này, theo đánh giá thì chỉ có khoảng 2.000 tấn là do các DN kinh doanh thuốc BVTV NK nguyên liệu về, sau đó sang chai đóng gói và XK sang nước thứ 3, còn lại đều đổ hết xuống đồng ruộng.

Nông dân chính là người đang gánh chịu thiệt hại từ sự bát nháo của thị trường thuốc BVTV

Lý do của tình trạng "bội thực" thuốc BVTV, theo phân tích của ông Nguyễn Hữu Huân - Phó Cục trưởng Cục BVTV thì chủ yếu do dịch bệnh trên lúa (VL-LXL, LSĐ) xảy ra liên miền trên cả nước từ năm 2004 đến nay, mà tiêu biểu phải kể đến loại thuốc phòng chống rầy đã tăng vọt để phục vụ cho khoảng 1,2 triệu hecta lúa nhiễm bệnh liên quan đến rầy trong năm 2008.  

Bên cạnh vấn đề "loạn" tên thuốc BVTV đăng ký thương mại như Báo NNVN phản ánh, ông Huân cũng thẳng thắn thừa nhận, tình trạng chủ yếu diễn ra đối với các sản phẩm thuốc BVTV được pha chế từ hỗn hợp các hoạt chất đăng ký mới. Cụ thể, từ chỗ chỉ có 4-5 hoạt chất và hỗn hợp hoạt chất được đăng ký từ năm 1996 thì đến năm 2011, Việt Nam đã có 800 hoạt chất và các hỗn hợp hoạt chất được đăng ký NK. Con số này đã vượt xa số lượng các hoạt chất được đăng ký sử dụng tại Trung Quốc - nơi cung cấp hơn 90% lượng thuốc BVTV cho Việt Nam hiện mới chỉ có 630 hoạt chất được đăng ký sử dụng.

 Việt Nam hiện cũng vượt xa số lượng các hoạt chất thuốc BVTV được sử dụng tại các nước trong khu vực, như Thái Lan hay Malaisia, đến năm 2009 cũng chỉ có khoảng 400 - 600 hoạt chất mà thôi. Trên thực tế, số lượng các hoạt chất trên thế giới được SX mới không hề tăng. Và nguyên nhân của việc có quá nhiều tên thuốc BVTV ra đời đều do các DN trong nước pha trộn thành sản phẩm hỗn hợp hoạt chất.  

Theo ông Huân, kẽ hở trong việc quản lí các sản phẩm thuốc BVTV từ hoạt chất hỗn hợp chính là một sân chơi béo bở cho DN kinh doanh mặt hàng này. Bởi chưa nói tới nông dân, việc mập mờ về giá cả của những sản phẩm này chính cơ quan quản lí cũng không thể biết được giá thành thực của sản phẩm đó là bao nhiêu, nên DN dễ dàng thu được lợi nhuận cao nhờ gian lận giá. 

Phó Cục trưởng Cục BVTV Bùi Sỹ Doanh lo ngại: Có những thuốc có tới 3-4 hỗn hợp hiện chúng ta vẫn cho phép đăng ký sử dụng. Trong khi đó trên thế giới hiện nay, gần như không có nước nào cho phép đăng ký sử dụng đối với loại thuốc hỗn hợp có quá 2 hoạt chất. Vì vậy theo ông Doanh, cần thiết phải sửa đổi ngay Thông tư số 38/2010 của Bộ NN-PTNT về quản lý thuốc BVTV. Cụ thể, chỉ cho phép đăng ký sử dụng lưu hành đối với thuốc chỉ có tối đa 2 hoạt chất mà thôi. Bởi thực tế hiện nay, ngay cả trên thế giới cũng không có cơ quan DN nào đủ điều kiện nghiên cứu và chứng minh rằng hỗn hợp 3-4 hoạt chất đó không tương tác và gây hại gì?

Ông Nguyễn Hữu Huân cũng kiến nghị: Trước đây, chúng ta có ý kiến nói đến năm 2014, nhưng theo tôi là cần phải ngay lập tức có lộ trình để cắt giảm các sản phẩm thuốc BVTV dạng hoạt chất hỗn hợp, muộn nhất là đến tháng 3/2012, các sản phẩm hỗn hợp từ 2 hoạt chất trở lên thì cấm không đăng ký mới nữa.  

Bên cạnh đó, phải tăng cường rào cản kỹ thuật để kiểm soát nguy cơ tác động của các loại hoạt chất thuốc BVTV NK. Theo đó, DN đăng ký NK hoạt chất hỗn hợp phải làm khảo nghiệm bổ sung đối với các đối tượng sinh vật. Bởi các hoạt chất gốc lân hữu cơ và cúc hỗn hợp rất độc hại với động vật thủy sinh. Ngoài ra, cần phải bổ sung hồ sơ độc tính trong hồ sơ NK. Các DNNK hoạt chất hỗn hợp phải trình Cục BVTV hồ sơ đăng ký độc tính gây ung thư, quái thai, động vật hoang dã..., đã được nước XK xác nhận.  

Sau khi khảo nghiệm trong nước đạt yêu cầu thì mới trình hội đồng tư vấn xét duyệt. Cục BVTV cũng nên dừng đăng ký mới đối với việc NK các hoạt chất gốc lân hữu cơ và hỗn hợp dạng này để phun cho các loại rau màu, chè, cây thực phẩm... Đây là vấn đề hợp lí cần phải làm, bởi các Viện nghiên cứu ở Việt Nam đều đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về sự độc hại của các hoạt chất gốc lân hữu cơ, và có đủ thông tin để cắt giảm và ngưng đăng ký mới đối với các hoạt chất dạng này.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nhất trí chỉ đạo, ngay trong tháng 8/2011, sẽ thành lập Tổ soạn thảo để sửa đổi một số điều trong Thông tư 38/2010 của Bộ NN-PTNT. Theo đó, sẽ kiên quyết có lộ trình ngừng đăng ký mới đối với thuốc BVTV hỗn hợp có từ 2 hoạt chất trở lên. 

Sẽ bổ sung lại giấy ủy quyền NK của nhà SX? 

Xoay quanh hiện tượng "treo đầu dê, bán thịt chó" trong việc NK nguyên liệu thuốc BVTV, cụ thể là việc DN đăng ký NK hoạt chất của nhà SX này, nhưng lại NK từ một nhà SX khác, ông Nguyễn Hữu Huân - Phó Cục trưởng Cục BVTV cho rằng, về nguyên tắc Hải quan và Pháp lệnh BVTV thì hàng hóa như vậy bị xét vào hàng giả vì không đúng với đăng ký NK. 

 Ông Trịnh Công Toản, Chánh Thanh tra Cục BVTV lý giải thêm: Trước năm 2005, hồ sơ NK thuốc và nguyên liệu thuốc BVTV, ngoài chứng chỉ xuất xứ còn buộc phải có giấy đăng ký hoặc ủy quyền của nhà SX. Tuy nhiên sau đó, chính vì loại bỏ quy định này, nên DN chỉ cần có chứng nhận xuất xứ là đủ, và họ có quyền thay đổi nhà cung cấp. Đây là nguyên nhân khiến việc DN có quyền đăng ký NK một nơi, nhưng lại NK nguyên liệu từ một nơi khác.  

Nguyên nhấn vấn đề là các DNNK của Việt Nam hiện nay đều phải NK lại nguyên liệu thông qua các DN thương mại khác từ Trung Quốc. Các DN thương mại của Trung Quốc thực ra cũng chỉ NK và phân phối nguyên liệu cho một nhà SX nào đó. Vì vậy, các DN thương mại của Trung Quốc cũng không thể tự cung cấp giấy đăng ký hay ủy quyền của nhà SX cho các DN thứ 3 tại Việt Nam được.  

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV:

"Việc sửa đổi Thông tư 38/2010 về quản lí thuốc BVTV cũng sẽ siết chặt vấn đề quảng cáo của DN. Bởi hoạt động quảng cáo thuốc BVTV hiện nay đã tiến xa hơn tới hình thức tiếp thị thuốc BVTV ngay tại đồng ruộng. Điều này là rất nguy hại!".

Cũng xung quanh vấn đề này, ông Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV cũng nêu vấn đề: Hiện nay chúng ta mới chỉ bắt buộc DN NK đăng ký nhà SX hoạt chất, chứ không quản lý nguồn nguyên liệu đó khi về nước, nên mới có tình trạng DN sang chai, đóng goi một cách tự do, thậm chí "ăn bớt" cả hàm lượng hoạt chất. Theo ông Doanh, nên quy định lại về việc đăng ký thuốc BVTV dạng thành phẩm, theo đó sản phẩm mới cần phải đăng ký hợp chuẩn hợp quy Bởi hầu hết các nước hiện nay đã không còn đăng ký dạng hoạt chất nữa.  

Ông Doanh nêu thêm vấn đề: Danh mục thuốc BVTV hiện nay đăng ký kinh doanh thì là dạng thành phẩm, nhưng đăng ký NK và khảo nghiệm thì lại là dạng nguyên liệu hoạt chất. Vì thế việc quản lí chất lượng thành phẩm quá rối rắm. "Thực chất vấn đề quản lý việc gia công của DN trong nước mới là quan trọng. DN khảo nghiệm hoạt chất trên đồng ruộng thì ai cũng đạt yêu cầu và được cấp phép NK tất. Nhưng cứ thử yêu cầu khảo nghiệm thành phẩm trên đồng ruộng xem. Tôi chắc là sẽ rất ít sản phẩm đạt yêu cầu".

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chỉ đạo, Tổ soạn thảo sửa đổi Thông tư 38/2010 trong thời gian nhanh nhất, phải điều chỉnh các quy định theo hướng thắt chặt lại cả nguyên liệu NK và kiểm soát chất lượng thuốc BVTV thành phẩm được gia công trong nước.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm