| Hotline: 0983.970.780

Sẽ gặp nhiều bất lợi nếu đổi tên nước

Thứ Ba 04/06/2013 , 09:42 (GMT+7)

Thảo luận tại hội trường ngày 3/6 về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phần lớn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị giữ nguyên tên nước là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Thảo luận tại hội trường ngày 3/6 về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phần lớn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị giữ nguyên tên nước là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Là người bấm nút đầu tiên, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa- Vũng Tàu) mở đầu bằng việc đưa ra nhận định: Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Mặt khác, tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Cũng đồng ý với việc đổi tên nước lúc này sẽ không có lợi, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho hay, tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gắn với chế độ, gắn với sự hình thành đất nước, phát triển của dân tộc Việt Nam và đã quen thuộc với người dân. Việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

Về vai trò kinh tế nhà nước, dù tài liệu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đưa ra 3 phương án. Tuy nhiên, theo ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), nên chọn phương án 3 tức là không ghi cụ thể vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước mà đề cập theo hướng, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

Hôm nay 4/6, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được các đại biểu QH tiếp tục thảo luận. Những ý kiến đóng góp sẽ được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghiên cứu, tiếp thu và dự kiến sẽ được trình QH thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).