| Hotline: 0983.970.780

Sẽ khởi tố vụ án phá rừng gỗ quý ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Thứ Hai 25/03/2019 , 19:20 (GMT+7)

Chiều 25/3, lực lượng liên ngành tỉnh Quảng Bình dưới sự chủ trì của Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tổ chức một cuộc họp.

Theo đó, sẽ xem xét mức độ thiệt hại, trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc để lâm tặc phá rừng gỗ quý tại vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

18-02-17_nnvn__3
Một điểm gỗ mun bị khai thác trái phép tại TK 649

Trước đó, Báo NNVN đã có loạt bài viết phản ánh vụ phá rừng nghiêm trọng này. Theo đó, lâm tặc đã xâm nhập các tiểu khu 649, 650 và dùng cưa xăng cưa hạ trên 60 cây gỗ lớn, trong đó có nhiều cây gỗ mun (nhóm 1)…
 

Khối lượng gỗ thiệt hại trên 100m3

Đi vào các TK 649, 650 (sát biên giới Việt - Lào) là vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phải qua các dãy núi đá tai mèo nguy hiểm. Từ cuối tuyến đường mới mở lên cột mốc, trèo dốc, lội suối khoảng 3 giờ đồng hồ mới đến được khu vực lâm tặc khai thác gần nhất. Cũng trong hành trình này, đi thêm hơn 2 giờ đồng hồ nữa thì đến khi vực rừng bị phá dỡ điểm cuối. Lực lượng liên ngành gồm kiểm lâm, VQG, công an, bộ đội biên phòng, VKSND của huyện Bố Trạch và tỉnh cùng tham gia. Sau 3 ngày triển khai việc đo đếm, xác định thiệt hại ban đầu, đoàn công tác liên ngành đã có báo cáo với tỉnh.

Theo đó, khối lượng gỗ thiệt hại do đã bị khai thác trái phép tại vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là hơn 100m3 chứ không phải khoảng 70m3 khối như báo cáo ban đầu của VQG. Trong số 72 gốc cây gỗ bị cưa hạ có 45 gốc cây mun với khối lượng trên 60m3. Số gỗ mun còn lại tại hiện trường khoảng 45m3. Số gỗ này hầu hết là gỗ có lõi nhỏ, bám giác, sâu bộng, nứt nẻ, bìa bắp, tỷ lệ sử dụng thấp. Uớc tính số gỗ mun không còn tại hiện trường, đã bị lấy đi (gỗ hộp có giá trị kinh tế rất cao), gần 15m3.

“Trong đó, nhiều cây gỗ lớn bị cưa hạ nhưng không bị xẻ thành hộp mà còn nguyên cây ở đó. Người hạ cây vì mục đích khác như khai thác phong lan, lấy mật ong…”, một thành viên Đoàn công tác cho biết. Cũng theo ông này, toàn bộ hơn 20 cây gỗ mun đã bị xẻ thành gỗ hộp. Tại hiện trường chỉ còn lại gốc, bìa và cành ngọn. Số gỗ hộp này không tìm thấy mà đã được tẩu tán đi nơi khác hoặc đã được đưa về xuôi. Như vậy, lâm tặc vào vùng lõi chỉ mục đích là cưa hạ và cưa xẻ lấy gỗ mun mà thôi.

18-02-17_nnvn__2
Gỗ mun phát hiện ở khu vực biên giới

Trong một diễn biến khác, từ thông tin phát hiện hàng chục hộp gỗ mun được che giấu ở khu vực biên giới Việt - Lào, lực lượng bộ đội biên phòng Quảng Bình đã kiểm tra và thu gom. Thông tin cho biết số gỗ này khoảng 1,4m3.
 

Khẩn trương khởi tố vụ án

Như NNVN đã đề cập, từ khu vực biên giới, ở các TK 649, 650… về xuôi chỉ có con đường độc đạo 20 Quyết Thắng. Trên tuyến đường này, được bố trí 2 chốt và 2 trạm gác của lực lượng bảo vệ rừng. Trong 2 trạm có gác chắn ba-ri-e với chế độ trực 24/24 thì có 1 trạm được đầu tư bố trí camera theo dõi hoạt động và phương tiện qua lại. Gỗ lậu được đưa về xuôi khó có thể trốn tránh được sự kiểm soát của lực lượng bảo vệ rừng. “Hàng chục m3 gỗ quý được đưa ra khỏi rừng một cách êm thấm. Như vậy, không thể không nghi vấn có sự tiếp tay của những người có trách nhiệm trong lực lượng bảo vệ rừng’’, vị thành viên Đoàn công tác đặt câu hỏi.

Từ kết quả kiểm tra của Đoàn liên ngành, Chi cục KL Quảng Bình kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm về trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan quản lý và bảo vệ rừng, như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, lực lượng Bộ đội Biên phòng, chính quyền xã Thượng Trạch... “Các ngành thống nhất kiến nghị giao công an huyện Bố Trạch khởi tố vụ án và thực hiện công tác điều tra theo quy định của pháp luật”, ông Phạm Hồng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết.

Trên tinh thần này, đại tá Đặng Văn Hoành - Trưởng CA huyện Bố Trạch cho biết sẽ nhanh chóng khởi tố vụ án và tiến hành điều tra thủ phạm, những cá nhân cá liên quan theo pháp luật.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm