| Hotline: 0983.970.780

Sẽ thành lập lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở

Thứ Tư 21/08/2019 , 09:35 (GMT+7)

Trong chuyến công tác tại vùng rốn lũ Sa Ná, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho hay, đến năm 2020, các địa phương sẽ thành lập lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở.

Mưa lũ gây thiệt hại trên 900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, lũ quét ở suối Son, đoạn đi qua bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn đã khiến 10 người chết và mất tích; 35 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập. Đây là lũ quét nghẽn dòng, cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm nơi dòng suối bị co hẹp tự nhiên. Sau đó mưa cường độ lớn làm nước dâng nhanh và phá vỡ đập tạm tạo sóng lũ về hạ lưu.

Sau lũ dữ, Sa Ná tan hoang.

Dòng nước lũ kèm cây cối bị dồn vào đoạn suối hẹp hơn so với trước đó nên gia tăng tốc độ và chuyển hướng thẳng vào các ngôi nhà ở bản Sa Ná chứ không chảy theo dòng suối uốn lượn bên cạnh bản như các trường hợp lũ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná.

Mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 khiến các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như Mường Lát, Quan Hóa… cũng bị thiệt hại. Ước tính, tổng thiệt hại 914 tỷ đồng. Đến nay, tại các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Quan Hóa đã có hàng trăm đoàn cứu trợ, các nhà hảo tâm, đoàn thiện nguyện đến với người dân vùng lũ.

Hiện các cấp ngành tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm 6 nạn nhân còn mất tích; san lấp mặt bằng tái định cư cho 51 hộ dân bản Sa Ná; khắc phục các sự cố về giao thông, cơ sở giáo dục... Một con đường tạm từ bến sông Luồng đến bản Sa Ná cũng đã hoàn thành giúp cho việc khắc phục hậu quả giảm bớt khó khăn. UBND tỉnh Thanh Hóa giao các huyện chủ trì, phối họp với các sở, ngành chức năng, đơn vị liên quan nghiên cứu phương án sinh kế lâu dài cho các hộ dân.

Về nhà ở, kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở do các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tài trợ; mức hỗ trợ theo yêu cầu của nhà tài trợ. Cụ thể, hỗ trợ 300 triệu đồng/nhà cho các hộ có nhà ở bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%); hỗ trợ 200 triệu đồng/nhà cho các hộ có nhà ở bị hư hỏng rất nặng (50 - 70%); hỗ trợ 100 triệu đồng/nhà cho các hộ có nhà ở bị hư hỏng nặng (30 - 50%)... Tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các huyện đầu tư hạ tầng khu tái định cư với mức hỗ trợ cao hơn so với năm 2018 bằng nguồn dự phòng ngân sách tỉnh.
 

Sớm thành lập lực lượng xung kích 

Chiều 20/8, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã tổ chức hội nghị Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 và giải pháp khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai tại khu vực miền núi.

Ông Hoài cho biết, trong những năm qua, một số địa phương cấp xã, huyện đã thành lập lực lượng cảnh báo, ứng phó thiên tai nhưng chưa có cơ chế hoạt động cụ thể, không được tập huấn thường xuyên, không được trang bị các thiết bị chuyên dụng nên hiệu quả cảnh báo, ứng phó thấp. Trong khi đó, số lượng các hộ dân rơi vào vùng có nguy cơ xẩy ra thiên tai ngày càng tăng.

Ông Hoài cho biết, hiện cả nước có 100.000 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Số lượng các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm có dấu hiệu tăng lên. Vì vậy, việc xây dựng các công trình dân cư, phòng chống lụt bão, đặc biệt ở khu vực miền núi cần được tính toán kỹ, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

Tổng cục PCTT đang lập dự án để báo cáo Chính phủ về những điểm, những hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở để từ đó có hướng dẫn chi tiết cho công tác ứng phó. Tổng cục cũng sẽ cho cắm biển cảnh báo ở những khu vực nguy hiểm và triển khai việc cảnh báo từ xa, tự động để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai thời gian tới.

“Bà con ở ven sông suối, thậm chí lấn sông suối để làm nhà là rất nguy hiểm. Trong khi đó, thiết bị cảnh báo, thông tin liên lạc còn hạn chế khiến người dân ở những vùng này dễ rơi vào tình huống nguy cấp. Chính phủ rất quan tâm đến công tác PCTT nhưng nguồn lực có hạn trong khi phạm vi xẩy ra nguy cơ sạt lở rất lớn. Vì vậy, các địa phương phải tích cực cảnh báo, phòng ngừa. Chính phủ đã quyết tâm, đến năm 2020, tất cả các xã có nguy cơ xẩy ra thiên tai đều phải xây dựng được lực lượng xung kích, được tập huấn; có cơ chế, quy định hoạt động bài bản”.

“Hiện Quỹ PCTT tại một số địa phương vẫn còn tồn đọng do việc chi quỹ chậm trễ. Trước yêu cầu cấp bách của công tác PCTT, yêu cầu các địa phương giải quyết nhanh để nguồn quỹ phát huy hiệu quả”, ông Trần Quang Hoài.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.