| Hotline: 0983.970.780

Shipper gặp khó mùa dịch!

Thứ Bảy 02/05/2020 , 13:10 (GMT+7)

Trong mùa dịch Covid-19, giãn cách xã hội người dân phải hạn chế ra đường thì những shipper (người giao hàng) chính là cầu nối giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng...

Mùa dịch Covid -19 khiến công việc giao nhận hàng cho khách luôn gặp khó. Ảnh: MV.

Mùa dịch Covid -19 khiến công việc giao nhận hàng cho khách luôn gặp khó. Ảnh: MV.

Ngày đêm phục vụ “thượng đế”

Trước những khuyến cáo của Bộ Y tế trong mùa dịch Covid -19, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn cách đặt hàng qua mạng, nhất là các nhu cầu liên quan đến thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Các nhà hàng quán ăn thay vì phục vụ trực tiếp thì cũng đã chuyển qua hình thức bán hàng online thông qua lực lượng shipper để giao hàng hóa. Đây được xem là giải pháp “chữa cháy” trong mùa dịch này.

Thời gian giãn cách xã hội khiến những tuyến phố bỗng trở nên vắng vẻ, chỉ có đội ngũ shipper vẫn ngày đêm miệt mài giao các gói hàng, đồ ăn, nhu yếu phẩm đến tay từng nhà, từng người dân. Có người cho rằng, shipper “ăn nên làm ra” trong mùa thời vụ này, nhưng thực tế phía sau đó là vô vàn những nỗi niềm rủi ro lo lắng, vất vả riêng của các shipper.

Anh Vũ Đức Tân, kỹ thuật viên kiêm bộ phận giao hàng lắp đặt máy lọc nước của Công ty Cổ phần Nazaro Việt Nam cho biết: “Từ khi dịch bệnh xảy ra, chúng em buộc phải tìm mua khẩu trang, giá cao bao nhiêu cũng phải mua vì đi giao hàng lắp đặt máy không có khẩu trang và khử trùng bằng nước rửa tay khô khách sẽ cấm cửa. Hơn nữa, mùa này đi gặp gỡ biết bao người, phải đề phòng cho mình và cả cho khách hàng nữa”.

Mùa dịch Covid -19 có nhiều thời gian ở nhà giãn cách nên nhu cầu lắp đặt máy lọc nước tăng mạnh. Ảnh: MV.

Mùa dịch Covid -19 có nhiều thời gian ở nhà giãn cách nên nhu cầu lắp đặt máy lọc nước tăng mạnh. Ảnh: MV.

Cũng làm nghề shipper nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Thành, chuyên giao hàng rươi tươi sạch ở TP.Hồ Chí Minh cho hay, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người thực hiện nghiêm việc hạn chế ra đường nếu không cần thiết nên ngoài các mối giao thường xuyên, anh Thành cũng nhận được nhiều đơn hàng mới trong mùa dịch Covid-19 và có thu nhập ổn định hơn so với trước đây.

Hiện nay nhiều người chuyển sang kinh doanh, buôn bán online kéo theo sự gia nhập của những shipper mới hoặc những người ở nhiều ngành nghề khác chuyển sang làm shipper thời vụ để kiếm thêm thu nhập, do vậy số đơn hàng cũng bị chia lẻ, mức độ cạnh tranh cao hơn so với trước đây.

Anh Trần Thanh Hoàng, một shipper chuyên giao các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh tại khu vực quận Thủ Đức cho biết, số lượng đơn đặt hàng vào dịp này tăng khoảng 30-40% so với trước khi có dịch Covid-19. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, anh vẫn giao hàng đều không ngơi nghỉ.

Hàng ngày 7 giờ anh bắt đầu chạy giao đến khi hết hàng thì thôi, có khi đến 21 giờ tối mới xong. Anh cũng tự trang bị thêm khẩu trang, bao tay, cồn khô sát khuẩn liên tục để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân cũng như khách hàng.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều khu dân cư, cao ốc, khách sạn bị phong tỏa, cách li vì có trường hợp bị nhiễm, hay có người bị dương tích với SARS CoV-2. Từ đó, yêu cầu dịch vụ vận chuyển đồ ăn, thức uống hay các nhu yếu phẩm trở nên cẩn trọng hơn, việc tiếp súc với nhiều người trong ngày của các shiper cũng khiến họ nguy cơ trở thành F1, F2 và thậm chí cao hơn.

Chị Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail (đơn vị quản lý vận hành chuỗi siêu thị Big C & GO!) chi biết, để an toàn, tránh lây nhiễm và bảo vệ bản thân, bản thân shipper trước và sau khi thực hiện giao hàng phải tiến hành rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô, xà phòng. Người nhận hàng cũng nên rửa tay kỹ sau khi mở gói hàng.

Muôn kiểu giao nhận hàng

Chạy trên đường liên tục, không ngơi nghỉ trong mùa dịch Covid -19 lại phải tiếp xúc với nhiều người lạ khiến công việc của shipper đi giao hàng đối diện với nhiều khó khăn và nguy cơ lây nhiễm cao, thậm chí có trường hợp bị xa lánh, hạn chế tiếp xúc. Tuy nhiên, cái khó ló…cơ hội giúp các shipper vẫn giữ được công việc ổn định, không rơi vào cảnh thất nghiệp mà còn tăng thêm thu nhập trong giai đoạn khó khăn này.

Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, GrabFood đã đưa ra phương án giao hàng gián tiếp, khi shipper đến điểm hẹn đặt các món hàng trên túi GrabFood và đứng cách xa 2 - 3m để đảm bảo an toàn theo yêu cầu của khách. Một shipper cho rằng, phương án giao hàng gián tiếp này tuy hơi mất công nhưng thiết thực và hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả hai bên giao, nhận trong tình hình diễn biến dịch phức tạp. 

Shipper Thành giao hàng rươi gián tiếp từ xa cho khách hàng và nhận tiền chuyển khoản để phòng dịch. Ảnh: MV.

Shipper Thành giao hàng rươi gián tiếp từ xa cho khách hàng và nhận tiền chuyển khoản để phòng dịch. Ảnh: MV.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều phương thức giao nhận hàng khá độc lạ ra đời nhờ sự sáng tạo của khách hàng nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người, vì nguy cơ lây nhiễm virus Corona.

Shipper Nguyễn Văn Thành kể: “Trước kia em đi giao hàng rươi thường xuyên cho một khách hàng đại gia bên quận 7, lần nào ông chủ cũng vui vẻ mời vào nhà uống nước. Ấy thế mà, lần này cũng đến giao 2kg rươi, ông ấy đeo khẩu trang kín mít đứng từ xa bảo thông cảm cứ treo vào cổng, đứng chờ vài phút sẽ chuyển tiền trả qua khoản vì giờ đang mùa dịch nên ông ấy không xài tiền mặt nữa. Đợi em vừa đi rồi ông ấy mới ra mở cổng lấy rươi vào”.  

Có shipper gặp phải những tình huống eo le khi giao hàng cho khách. Ảnh: MV.

Có shipper gặp phải những tình huống eo le khi giao hàng cho khách. Ảnh: MV.

Theo anh Đỗ Duy Phương, một shipper chuyên giao trà sữa (Q1. TP.HCM) cũng gặp phải tình huống éo le khi có lần chạy giao cho khách với đơn hàng mua 30 ly trà sữa Koi.

Đến nơi, do trong lúc đợi khách xuống nhận, anh Phương thấy ngột ngạt nên đã kéo khẩu trang xuống…thở. Khách vừa xuống tới thấy vậy, bèn đứng cách xa 3 mét mắng xa xả bảo đi giao hàng khắp nơi vậy nhỡ tiếp xúc với F1, F2 rồi virus rớt xuống trà thì sao? Đồng thời, đề nghị phải đổi trà sữa khác khiến anh phải ra sức xin lỗi và giải thích mãi khách hàng mới chịu nhận hàng nhưng vẫn khó chịu.

Trao đổi với PV KTGĐ, các shipper chia sẻ, trong đợt dịch này đi giao hàng cũng có nhiều kỷ niệm khó quên, nhiều vị khách rất kỹ còn “phát minh” ra nhiều cách nhận hàng thú vị khác. Khi thì khách yêu cầu shipper phải ném hàng qua cổng rào, họ ném tiền ra nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Có khi khách còn thiết kế sẵn những khay, thùng nhận hàng rồi dùng dây kéo vào để đảm bảo khoảng cách an toàn.

“Nhiều lúc, khách giục “cháy máy” nhưng đến nơi lại bị “thượng đế” không nghe điện thoại hoặc không đồng ý lấy hàng, hoặc yêu cầu xem trước hàng hoá khi không đủ điều kiện thỏa thuận với bên bán…Khổ nhất là với đơn hàng ship đồ ăn, thức uống vì nếu là hàng hoá thì có thể “quay đầu” nhưng đồ ăn thì biết quay đi đâu”, shipper Thành nói.

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm