| Hotline: 0983.970.780

Singapore lắp trạm năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới

Thứ Ba 18/08/2020 , 20:00 (GMT+7)

Dự án trạm năng lượng mặt trời nổi Tengeh công suất 60 megawatt thuộc loại lớn nhất thế giới chính thức khởi động hôm nay (18/8).

Phối cảnh trạm năng lượng mặt trời nổi Tengeh. Ảnh: Sembcorp.

Phối cảnh trạm năng lượng mặt trời nổi Tengeh. Ảnh: Sembcorp.

Công ty quản lý nước quốc gia Singapore (PUB) vừa chính thức công bố thông tin trên. Trạm được lắp trên mặt hồ Tengeh, khi hoạt động sẽ cung cấp nguồn năng lượng xanh và trước mắt sẽ phân nguồn về trực tiếp cho các nhà máy xử lý nước của quốc gia này. Dự án Tengeh sẽ hoặt động đủ tải từ năm 2021.

“Với nhà máy năng lượng mặt trời nổi, PUB sẽ giảm được chỉ số carbon, Singapore sẽ giảm được chỉ số carbon”, Giám đốc điều hành Ng Joo Hee nói.

Đây là dự án năng lượng mặt trời nổi quy mô tầm quốc gia đầu tiên ở khu vực. Tuổi thọ của nó được xây dựng vận hành tốt trong 25 năm. Để đảm bảo điều này, thay vì lắp kính tấm 1 lớp dự án lắp toàn bộ là kính 2 lớp để tăng độ bền trong môi trường ẩm ướt, đồng thời chống chọi được tia cực tím trên bề mặt lớn.

Từ tháng 10 năm ngoái, Singapore đã thông qua chương trình hành động đẩy nhanh phát triển nguồn năng lượng mặt trời với mục tiêu trung hạn là sản xuất đủ điện năng cho khoảng 350.000 hộ dân, tức vào khoảng 4% nhu cầu năng lượng toàn quốc. Nếu đạt được kế hoạch này, Singapore sẽ giảm được khoảng 19.000 kilotonne khí thải carbon hàng năm, tương đương với lượng khí thải của 8.000 xe ô tô.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.