| Hotline: 0983.970.780

“Sốc” nặng vì nhạc đương đại lên truyền hình

Thứ Ba 29/06/2010 , 14:02 (GMT+7)

Một khán giả bình luận: “Tôi là một nạn nhân đúng nghĩa của VTV3 khi dám xem Bài hát Việt số này, không biết mấy bài hát đó theo phong cách nào mà nghe xong sợ hết cả người”.

Linh Dung, Ngọc Đại, Thanh Lâm trên poster quảng bá dự âm nhạc Nhật thực.

“Sốc” là từ duy nhất để diễn tả cảm xúc của các khán giả truyền hình khi xem dự án âm nhạc của bộ ba Ngọc Đại - Thanh Lâm - Linh Dung trong chương trình Bài hát Việt được truyền hình trực tiếp trên VTV3 ngày 27/6 vừa qua.

Nhiều khán giả truyền hình đã phản hồi rằng: “Tại sao phần âm nhạc này lại thuyết phục được nhà Đài phát sóng cho khán giả cả nước xem?”

CHOÁNG TỪ ÂM NHẠC, GIỌNG HÁT… ĐẾN CA TỪ

Được biết, sau khi chia tay với ê-kíp cũ là nhạc sĩ hòa âm Đỗ Bảo, ca sĩ Trần Thu Hà thì Ngọc Đại đã tự tay hòa âm cho toàn bộ ca khúc của mình, kể cả những ca khúc cũ được nhiều khán giả biết đến như Dệt tầm gai, Cây nữ tu (tên cũ là Ảo ảnh).

Tuy vậy, cái khán giả ngạc nhiên nhất bởi phần hòa âm nặng tính âm thanh chát chúa chứ không mang tính chỉnh thể như phần âm nhạc cũ trước đây. Ngoài ra, phần giai điệu của ca khúc có phần bị biến tấu khác đi, khác xa với những ca khúc cũ được phát hành trong album Nhật thực (2002), nhiều khán giả khi nghe những ca khúc như Dệt tầm gai, Cây nữ tu đều không nhận ra là những bài hát đã được giới thiệu trước đó bởi giọng hát Trần Thu Hà.

Về phong cách trình diễn của bộ đôi Thanh Lâm và Linh Dung khiến nhiều người giật mình. Linh Dung (trước đây nổi danh với ca khúc Sea Games Vì một thế giới ngày mai) xuất hiện với cái đầu trọc và áo nâu sồng, gõ mõ tụng kinh hệt các sư cô, còn Thanh Lâm với mái tóc dài xõa xượi. Bộ đôi này lăn lê bò toài trên sân khấu, những tiếng cười, âm thanh rợn người, những câu nói xì xồ mà không khán giả nào có thể hiểu được dụng ý được hai ca sĩ này tận dụng triệt để, đặc biệt là trong ca khúc cuối cùng Cây nữ tu.

Bốn ca khúc được trình diễn trong chương trình đều được phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Chiều); Vi Thùy Linh (Dệt tầm gai, Cây nữ tu, Mùa đông). Một trong số ca từ gây sốc nhất cho khán giả là bài Cây nữ tu, trong đó có câu "Bỗng chiếc váy trên mình tu nữ bay thốc"; được biết, trước đây khi nhạc sĩ Ngọc Đại - ca sĩ Trần Thu Hà có ý định đưa ca khúc này vào Album Nhật thực đã bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn buộc phải thay đổi ca từ (ngoài ra, có 2 ca khúc là Tự tình cũng phải bỏ ra album - PV). Khi phát hành album, nhạc sĩ Ngọc Đại đã phải đổi lời câu hát này thành "Bỗng tiếng hát ru tròn thiếu nữ đâu đó", như vậy, liệu việc đưa một câu hát tế nhị như vậy lên chương trình truyền hình trực tiếp của sóng Đài Truyền hình quốc gia đã được kiểm duyệt kĩ?

Nhiều khán giả đã không ngần ngại khi chia sẻ cảm giác khi xem phần trình diễn lạ lùng được truyền hình trực tiếp này: “Biết là quan niệm nghệ thuật khá rộng, nhưng VTV3 là đài phát trên cả nước, tôi không dám tin là phần đông khán giả thích phần trình diễn này”. Một khán giả bình luận: “Tôi là một nạn nhân đúng nghĩa của VTV3 khi dám xem Bài hát Việt số này, không biết mấy bài hát đó theo phong cách nào mà nghe xong sợ hết cả người”.

ÂM NHẠC THỂ NGHIỆM NÊN CHUYÊN BIỆT KHÁN GIẢ?

Thời gian gần đây, những đêm diễn âm nhạc mang tính thể nghiệm đang được nhiều nhạc sĩ chú trọng. Đáng chú ý có Ai đem con nhện giăng mùng (nhạc sĩ Kim Ngọc - 2007); Gió bình minh (nhạc sĩ Đỗ Bảo - 2007); Vọng nguyệt (nhạc sĩ Quốc Trung - 2008); Thế giới của Mỵ Châu (nhạc sĩ Kim Ngọc - 2010); GirlTalk (DJ Girltalk; Vũ Nhật Tân- 2009)…, dự án Nhật thực của bộ ba Ngọc Đại - Thanh Lâm - Linh Dung cũng mang hơi hướng âm nhạc thể nghiệm, sáng tạo đương đại như vậy. Đây cũng là sân chơi của nhiều nhạc sĩ “chơi nhạc”, thể hiện và tìm tòi những điều mới mẻ, thể nghiệm nhạc cụ, nhạc khí, hòa âm.

Trên thế giới, dòng chảy âm nhạc thể nghiệm cũng được nhiều nhạc sĩ chú trọng, đặc biệt là các nghệ sĩ châu Âu. Tuy nhiên, rất ít khi những chương trình này được phát trên các kênh truyền hình phục vụ số đông khán giả vì tính chuyên biệt của dòng nhạc.

Họa sĩ Phan Minh Bạch, người thường theo dõi nghệ thuật đương đại cho rằng: “Xem Đại - Lâm - Linh (viết tắt tên của 3 nghệ sĩ tham gia dự án - PV)  đúng là ám ảnh, nhiều người không phủ nhận sáng tạo của nhóm này nhưng đây là âm nhạc mang nặng tính thể nghiệm, mà đã là thể nghiệm thì…  Đài truyền hình không nên đem khán giả, bao gồm cả khán giả thành phố, nông thôn, vùng sâu, miền núi ra làm thí nghiệm như vậy. Âm nhạc đương đại nên chuyên biệt khán giả thì hơn vì bản thân nó đã không xô bồ, ầm ĩ như các dòng âm nhạc khác. Tôi nghĩ VTV3 nên xem lại, kiểm duyệt kĩ trước khi đưa những dự án âm nhạc như Đại - Lâm - Linh lên sân khấu”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm