| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: 99 Sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 đến 4 sao

Thứ Bảy 21/11/2020 , 11:05 (GMT+7)

Sóc Trăng đã có 99 sản phẩm đạt 3 đến 4 sao sau gần 3 năm triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 99 sản phẩm OCOP, trong đó có 24 sản phẩm đạt 4 sao và 75 sản phẩm đạt 3 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 99 sản phẩm OCOP, trong đó có 24 sản phẩm đạt 4 sao và 75 sản phẩm đạt 3 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Sau hơn 2 năm triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Sóc Trăng có 24 sản phẩm đạt 4 sao, 75 sản phẩm đạt 3 sao của 17 doanh nghiệp, 11 HTX xã và 24 hộ kinh doanh. Ngoài ra, Hội đồng đánh giá phân hạng đã hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá xếp hạng Trung ương xếp hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia 5 sao. 

Hiện nay, các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì. Đồng thời, được các đơn vị phân phối, bán lẻ, sàn giao dịch thương mại ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.

Tại Bưu điện tỉnh Sóc Trăng, đến nay đã đưa lên sàn điện tử thương mại 99 món hàng/44 sản phẩm của 24 nhà cung cấp, trong đó có 33 sản phẩm OCOP.

Tỉnh Sóc Trăng đã hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất cho 8 sản phẩm gửi Hội đồng đánh giá xếp hạng Trung ương xét chuẩn 5 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Sóc Trăng đã hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất cho 8 sản phẩm gửi Hội đồng đánh giá xếp hạng Trung ương xét chuẩn 5 sao. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, theo ông Nhã, khó khăn hiện nay hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp huyện còn thiếu. Bên cạnh đó, một số cơ sở, doanh nghiệp còn thụ động, các sản phẩm làng nghề truyền thống chưa thực sự hấp dẫn về mẫu mã, tiêu chuẩn và chất lượng.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng.