| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Bệnh dịch tả heo châu Phi lây lan nhanh

Thứ Năm 15/08/2019 , 15:23 (GMT+7)

Bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) tại Sóc Trăng diễn biến phức tạp, số lượng heo nhiễm bệnh chết tăng lên từng ngày. Tỉnh triển đang khai cấp bách các biện pháp bổ sung ngăn chặn, khống chế dịch.  

 

Đàn heo con chưa nhiễm bệnh các địa phương đang cố gắng duy trì.

Thị xã Ngã Năm là nơi phát dịch sau các huyện, thành phố trong địa bàn tỉnh nhưng đang là điểm nóng nhất. Riêng ngày 14/8 phải tiêu hủy trên 1.000 con. Ngày 15/8 lực lượng phòng chống dịch liên ngành gồm cán bộ các cơ quan Thú y vùng 7, Cơ quan kiểm tra dịch tễ, môi trường và công an môi trường tỉnh Sóc Trăng kiểm tra tại các địa phương đang bùng phát dịch dữ dội.

Tính chỉ trong 5 ngày qua, từ ngày 10 - 14/8,  số heo chết buộc phải tiêu hủy do DTHCP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tăng nhanh, thấp nhất hơn 500 con/ngày, mức cao nhất trên 1.700 con/ngày. Đến nay bệnh DTHCP xảy ra trên 1.000 hộ tại 318 ấp thuộc 93 xã của 11 huyện thị xã, TP. Tổng số heo bệnh buộc phải tiêu hủy trên 26.000 con, trọng lượng hơn 1.700 tấn.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện nhận định tình hình DTHCP diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan trên diện rộng. Tỉnh chỉ đạo các địa phương phối hợp các cơ quan ban ngành cùng vào cuộc quyết liệt dập dịch, triển khai bổ sung nhiều biện pháp khống chế DTHCP.

Trong đó chú trọng tuyên truyền các hộ chăn nuôi khi phát hiện heo bị dịch bệnh phải báo chính quyền địa phương, cán bộ thú y xử lý kịp thời. Tuyệt đối không vứt xác xem ra môi trường sông, rạch làm ô nhiễm lây lan thêm. Bên cạnh việc hướng dẫn hỗ trợ tiền cho dân có heo bị thiệt hại do DTHCP, tỉnh hỗ trợ hóa chất sát trùng đến các xã đang xảy ra dịch.

Đối với địa phương có nhiều kênh, rạch, mỗi xã được cấp vỏ lãi và lập đội chống dịch “phản ứng nhanh” nhằm ngăn chặn tình trạng một số hộ chăn nuôi phát hiện biết heo nhiễm bệnh nhưng vẫn giấu, thậm chí lén lút bán heo nhiễm bệnh sang vùng lân cận hoặc vứt xác heo ra môi trường sông, rạch phát tán mầm bệnh.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất