| Hotline: 0983.970.780

Sớm thành lập khu bảo tồn Động Châu - khe Nước Trong

Thứ Sáu 02/11/2018 , 10:15 (GMT+7)

Ông Trương Minh Quảng, GĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ Động Châu (Lệ Thủy, Quảng Bình) cho hay, khu vực Động Châu - khe Nước Trong diện tích gần 22.000ha, thuộc vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, có khu hệ động thực vật rất phong phú, sinh cảnh vùng đất thấp.

14-39-43_nnvn__1-_vuon
Đàn vượn đen má trắng Siki được phát hiện tại khu vực rừng Động Châu - khe Nước Trong

“Động Châu đã được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xác định là vùng đa dạng sinh học trọng điểm nối giữa Việt Nam và Lào, có nhiều loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt”, ông Quảng cho biết.

Viện Điều tra quy hoạch rừng đã thực hiện đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái rừng Động Châu. Kết quả cho thấy, khu vực này có trên 240 loài động vật có xương sống thuộc 77 họ và 21 bộ; gần 1.000 loài, 539 chi thuộc 141 họ thực vật bậc cao. Trong đó có 22 loài động vật và 54 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.

Trong nhiều năm qua, lực lượng bảo vệ vủa BQL RPH Động Châu đã căng sức ngày đêm tuần tra, canh gác ngăn chặn không cho lâm tặc, người lạ vào rừng xâm hại đến tài nguyên. Tại đây còn nhiều khu vực rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý.

Đây là vùng đa dạng sinh học trọng điểm, thuộc hệ thống các vùng bảo tồn quan trọng cấp toàn cầu do có sự phân bố của loài sao la và nhiều loài thú quý hiếm khác. Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam) đã công bố ghi nhận có 61 đàn vượn đen má trắng siki phân bổ ở 9 tiểu khu của vùng.

14-39-43_nnvn__2-_luc_luong
Lực lượng bảo vệ tuần tra rừng

Các chuyên gia bước đầu nhận xét, rừng Động Châu - khe Nước Trong có số lượng đàn và cá thể vượn đen má trắng siki nhiều nhất so với các khu vực khác trong vùng Bắc Trung Bộ.

Cũng sau thời gian dài điều tra, các chuyên gia đã ghi nhận có 9 đàn chà vá chân nâu với khoảng 100 con. Điều đáng quan tâm nữa là qua bẫy ảnh, nhiều loài động vật được phát hiện đang nằm trong diện nguy cấp cần bảo vệ cao trên toàn cầu như​ sao la, ​tê tê java, ​mang lớn. Cá biệt hơn có 3 loài động vật quý hiếm là ​mang ​Trường ​Sơn, ​cầy gấm, ​triết bụng vàng lần đầu được ghi tại khu vực khảo sát. Trong đó, loài ​mang lớn được ghi nhận lần thứ 2 ở Việt Nam nhờ bẫy ảnh.    

Theo ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, Chi cục đã tổ chức nhiều cuọc hội thảo khoa học để xây dựng phương án bảo tồn đa dạng sinh học. Đã có đề án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu - khe Nước Trong trình cấp có thẩm quyền.

"Nếu chậm trễ trong việc thành lập thì việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Khi chưa có khu bảo tồn thì sẽ thiếu tính pháp lý và các quy định cần thiết khác trong việc bảo vệ nghiêm ngặt vùng rừng. Ngoài ra chế độ, chính sách đối với người giữ rừng cũng không có gì đáng kể”, ông Thái bày tỏ.

Việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này là điều hết sức khó khăn. Hiện, lực lượng quân số của BQL Rừng phòng hộ Động Châu có 41 người (trong đó 21 hợp đồng có thời hạn).

14-39-43_nnvn__3-_chot_bo_ve
Một chốt kiểm soát trong rừng sâu

“Lực lượng mỏng nhưng chúng tôi cũng phải bố trí 7 trạm và 8 chốt gác 24/24h trên những địa bàn xung yếu để giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt. Chốt gác ở khu vực 539 cách trụ sở của ban phải đi 1 ngày đường rừng. Sinh hoạt của anh em thiếu thốn và cơ cực lắm", anh Nguyễn Công Thân, tổ trưởng Tổ Kiểm lâm cơ động cho hay.

Theo ông Trương Minh Quảng, Ban được giao nhiệm vụ quản lý hơn 22.000ha rừng, nhưng chỉ có 5.500ha có kinh phí bảo vệ rừng (300 ngàn đồng/ha) theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ cấp. Vì vậy, việc hỗ trợ thêm cho anh em bảo vệ rừng chỉ mang tính tượng trưng. Thu nhập trung bình chỉ 3 triệu đồng/người/tháng.

Theo đánh giá của tổ chức WWF, Động Châu - khe Nước Trong là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Bộ NN-PTNT đã có văn bản đồng ý về việc thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Động Châu - khe Nước Trong. Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Sở NN-PTNT tiếp tục điều chỉnh hoàn thiện đề án thành lập khu bảo tồn. Trong đó xác định rõ thêm nội dung tiêu chí xếp hạng...

 

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.