| Hotline: 0983.970.780

Sơn La khuyến khích doanh nghiệp đồng hành cùng Chương trình OCOP

Chủ Nhật 15/12/2019 , 08:06 (GMT+7)

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Sơn La đang có 112 doanh nghiệp, 323 hợp tác xã sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Sơn La đang tập trung đầu tư các vùng chuyên canh cây ăn quả.

Trong đó, có gần 20 doanh nghiệp, 80 hợp tác xã có thu nhập bình quân trong trồng trọt từ 200 triệu đồng/ha, chăn nuôi từ 200 triệu đồng/năm, nuôi thủy sản 1 tỷ đồng/ha trở lên. Trên 1.000 hộ sản xuất cá thể có thu nhập từ trồng trọt 300 triệu đồng/ha, chăn nuôi 300 triệu đồng/năm, nuôi thủy sản 2 tỷ đồng/ha năm.

Đến nay, tỉnh đã có 9 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ và đã có thương hiệu, gồm: Cà phê Sơn La, cam Phù Yên, nhãn Sông Mã, xoài tròn Yên Châu, chè Shan tuyết Mộc Châu, rau an toàn Mộc Châu, chè Olong Mộc Châu, chè Tà Xùa và mật ong Sơn La... Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã hình thành các cơ sở sản xuất rau an toàn tập trung ở Mộc Châu, Yên Châu, Thành phố Sơn La, Mường La và Phù Yên.

Đây là lợi thế lớn để các địa phương nâng cao giá trị, tạo sản phẩm chủ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Để chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” mang lại hiệu quả bền vững, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình đầu tư sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị bền vững.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Cao Bằng xóa gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã xóa được gần 7.000 nhà tạm, nhà dột nát, kinh tế của địa phương có bước tăng trưởng quan trọng.