| Hotline: 0983.970.780

Sự cố vỡ đập trên thế giới gây nhiều người thiệt mạng nhất

Thứ Hai 30/07/2018 , 13:05 (GMT+7)

Năm 1975, sau một giai đoạn phát triển xây dựng các đập thủy điện nhanh chóng, một cơn bão đã phá hủy đập Bản Kiều tỉnh Hà Nam, Trung Quốc và làm thiệt mạng khoảng hàng trăm nghìn người.

Nhiều người thiệt mạng nhất

Đập Bản Kiều được xây dựng trên sông Nhữ vào đầu những năm 1950 thuộc tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Đây được coi như một phần của công trình chống lũ lụt và sản xuất điện. Năm 1975, cơn bão Nina đã tàn phá khu vực này với những trận mưa lớn nhất trong lịch sử. Lượng mưa trong cả năm đã đổ xuống chỉ trong 24 giờ.

11-10-49_2_dp_thuy_dien
Đập Bản Kiều, Trung Quốc.

Tháng 8/1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đó tại Trung Quốc đổ bộ vào tỉnh Hà Nam. Ảnh hưởng của bão, những trận mưa lớn kéo dài tại khu vực này với lưu lượng lên đến 400 - 1.000 mm. Vì thế, mực nước ở vùng thượng lưu của các con sông trong vùng nhanh chóng dâng cao, gây sức ép lên các hồ chứa nước và dần biến thành lũ lớn. Khi cơn lũ tràn qua, các đập nước lần lượt bị vỡ và đập Bản Kiều trở thành rào chắn cuối cùng.

Thảm họa gây ra một cơn sóng khổng lồ trải rộng gần 10km, cao từ 3-7,5m lao đi với vận tốc khoảng 48km/giờ. Đêm ngày 8/8/1975, hàng trăm người gồng mình trong cơn bão, cố gắng chồng những bao cát lên để bảo vệ đập Bản Kiều. Nhưng đây là một cuộc chiến gần như vô vọng bởi cơn lũ quá lớn. Một người sống sót kể lại rằng, cảnh tượng lúc đó như là “bầu trời sụp đổ và trái đất đã bị nứt”. Lượng nước tương đương với 280.000 hồ bơi Olympic tràn qua con đập đổ nát, cuốn theo toàn bộ thị trấn.

Gần 10 tỉ m3 nước tạo ra những cơn sóng cao 10 m, quét qua toàn bộ khu vực chỉ trong vài giờ. Không ai kịp trở tay. Hơn 4 triệu người ở 30 huyện bị nước lũ bao vây, 5 triệu ngôi nhà bị cuốn trôi, giao thông gián đoạn suốt 16 ngày.

Lượng mưa vào thời điểm đó vượt quá mức trung bình hàng năm. Ngày hôm sau, mưa kéo dài thêm 16 giờ và tiếp tục kéo dài 13 giờ nữa. Tổng cộng, lượng nước đã tăng gấp 6 lần.

11-10-49_1_dp_thuy_dien
Vụ vỡ đập Bản Kiều là một trong những thảm họa năng lượng tồi tệ nhất trong lịch sử

Kết quả là, 62 con đập đã bị vỡ và 26.000 người bị chết đuối. Một số sống sót được bằng cách leo cây hoặc trèo lên mái nhà. Trong những ngày tiếp theo, những người sống sót gặp phải nhiều vấn đề hơn. Nhiều người không có thức ăn hoặc nước sạch. Thức ăn được thả từ trên các máy bay nhưng bị mất trong dòng nước hoặc bị hư hỏng trong cái nóng mùa hè. Dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Tổng cộng, số người chết ước khoảng từ 171.000 đến 230.000, làm cho sự kiện này trở thành thảm họa năng lượng tồi tệ nhất trong lịch sử.
 

Mở hết cửa xả cũng không kịp

Con đập được hoàn thành vào năm 1952 như là một phần của chiến dịch "Chế ngự sông Hoài". Trong những năm 1950, hơn 100 đập và hồ chứa đã được xây dựng chỉ ở tỉnh Hà Nam cùng với đập Bản Kiều. Khi Đại nhảy vọt bắt đầu vào năm 1958, chiến dịch đã được tổ chức như một mô hình quốc gia để cung cấp nước cho quá trình tưới tiêu.

Hơn 100 đập bổ sung đã tăng lên ở Hà Nam trong những năm 1960. Các hồ chứa được xây dựng để phục vụ riêng cho việc phân lũ. Đã từng có cảnh báo rằng việc xây dựng các đập và hồ chứa có thể làm tăng mực nước ngầm ở Hà Nam vượt quá mức an toàn và dẫn đến thảm họa.

Cuối cùng, những lợi ích không thể cưỡng lại của việc xây dựng ồ ạt các đập thủy điện cũng bị “cuốn trôi” theo đập Bản Kiều.

Theo cựu kỹ sư trưởng của Sở Tài nguyên nước Hà Nam Trần Hưng, nhiều đập được xây dựng dưới tiêu chuẩn thiết kế ngăn lũ. Kiến trúc sư Trần Hưng cho biết chính quyền địa phương liên tục giảm số lỗ thông trên các cửa xả nhằm tăng khả năng dung tích hồ chứa. Riêng với Bản Kiều, theo Nhân dân nhật báo, số cửa xả theo tính toán ban đầu là 12, sau bị rút xuống còn 5. Chưa hết, đập được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn tần suất lũ 1.000 năm một lần tương ứng lượng mưa 300 mm/ngày. Tuy nhiên, thực tế thì trận lũ với tần suất 2.000 năm một lần đã xảy ra. Vì thế, đập Bản Kiều khi đó phải hứng đến 697 tỉ m3 nước, trong khi năng lực được thiết kế chỉ là 492 tỉ m3 nước.

Năm 2010, tờ Southern Metropolis Weekly dẫn lời ông Hoàng Minh Xuyên, người giữ chức Trưởng trạm thủy văn tại Bản Kiều hồi xảy ra thảm họa, cho biết dù mở hết cửa xả kịp thời thì cũng không tiêu thoát hết nước. Thế nhưng, trong thực tế, việc truyền tin thông báo lũ đã gặp trục trặc nên cảnh báo không kịp thời. Ngoài ra, tờ Nhân dân nhật báo dẫn lời ông Lê Tắc Xuân, thuộc Viện Hàn lâm khoa học kỹ thuật Trung Quốc, tuyên bố vấn đề của thảm họa Bản Kiều không nằm ở chỗ dự báo thời tiết. Theo đó, việc thiếu cả hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch sơ tán thiếu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả quá thảm khốc của vụ vỡ đập Bản Kiều.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm