| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng các chế phẩm sinh học nguồn gốc bản địa trong nuôi tôm thâm canh

Thứ Hai 26/11/2018 , 09:56 (GMT+7)

Nuôi trồng thủy sản ven biển là một trong những ngành quan trọng, có tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Hệ thống nồi hấp tiệt trùng và hệ thống lên men tự động của công ty TNHH VIBO (GMP -WHO)

Những năm gần đây việc thâm canh hóa giúp tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi nói chung và tôm biển nói riêng. Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ lụy về môi trường và dịch bệnh.

Lượng chất thải, chất hữu cơ trong quá trình nuôi tạo ra ngày càng nhiều. Môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm và dẫn đến phát sinh nhiều loài bệnh khác nhau. Thực tế cho thấy, trong nuôi tôm, với mức độ thâm canh ngày càng cao, dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp. Các loại bệnh mới liên tục phát sinh và khó kiểm soát. Khi tôm bệnh, người nuôi sẽ áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau để trị bệnh bao gồm sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, hóa chất để kiểm soát và quản lý dịch bênh. Việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh dẫn tới sự tồn lưu của dư lượng kháng sinh trong nước và trong thịt tôm gây ra các rủi ro về tồn dư dư lượng và tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phổ biến.

Do đó nhu cầu về các chế phẩm sinh học nhóm xử lý môi trường và nhóm cho ăn càng thiết thực nhằm: tăng hiệu quả tiêu hóa, giảm hệ số sử dụng thức ăn, xử lý chất thải của tôm trong ao, đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi và ngăn ngừa sự bùng phát của dịch bệnh, hạn chế hoặc không dùng kháng sinh…Từ nhu cầu thực tiễn đó, nhằm giúp hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi hiện nay và xây dựng các nhóm giải pháp phòng trị bệnh hữu hiệu, giúp nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển ổn định, thì việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học nguồn gốc bản địa trong nuôi tôm thâm canh là cần thiết.

Xu hướng hiện nay của các chế phẩm vi sinh là sử dụng các chủng vi sinh được phân lập tại bản địa, vì chúng có những ưu điểm là rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tại địa phương. Các chế phẩm được tạo ra từ các chủng vi sinh bản địa đã được sàn lọc có hoạt tính và độ ổn định cao, nên khi sử dụng thì các chủng này sẽ phát triển mạnh và chiếm ưu thế khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Các chế phẩm vi sinh được ứng dụng qua các sản phẩm như xử lý môi trường nuôi thủy sản, xử lý đáy ao, xử lý mùi hôi, phối trộn với thực phẩm tạo hệ men tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh đường ruột và tăng cường khả năng kích thích miễn dịch cho tôm

Một trong những sản phẩm điển hình áp dụng chọn lọc, phân lập từ các chủng vi sinh bản địa kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại là sản phẩm Bacital. Sản phẩm Bacital được tối ưu hóa từ khâu chuẩn bị môi trường, lên men đến khâu đóng gói thành phẩm. Môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh được tối ưu hóa một cách vượt trội, các enzym tiêu hóa và các chủng vi sinh được bảo quản với công nghệ tiên tiến nhất nhằm đem lại một sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả cao cho người dân khi sử dụng. Chủng giống để sản xuất sản phẩm Bacital gồm các loài vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacilus licheniformis, Bacillus pulmilus, Lactobacillus acidophilus, L. plantarum, L. rhamnosus, Enterococcus feacium.

Nhóm vi khuẩn Bacillus có khả năng sinh các enzyme amylase, protease, cellulase… giúp tăng cường khả năng tiêu hoá thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng giúp tôm tăng trưởng tốt.

Nhóm Vi khuẩn Lactobacillus có khả năng sinh ra các chất kháng khuẩn nên có khả năng đối kháng được với nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột như Vibrio sp… Các chất kháng khuẩn bao gồm: acid hữu cơ và bacteriocin.

Điểm khác biệt của sản phẩm Bacital là việc bổ sung vi khuẩn cư trú trong đường ruột Enterococcus feacium với mật độ cao. Lợi ích chính của việc bổ sung Enterococcus faecium trong sản phẩm là nhằm tăng khả năng kích thích ruột và điều chỉnh hệ vi sinh ruột. Chúng cạnh tranh với các sinh vật gây hại về các vị trí bám dính, bảo vệ các vị trí này bằng cách chiếm vị trí và thiết lập một hàng rào bảo vệ trong ruột kích thích quá trình tiêu hóa.

Sử dụng sản phẩm Bacital giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế sự phát triển vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm, giảm hệ số sử dụng thức ăn từ đó giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí nuôi trồng đem lại lợi nhuận cho bà con nông dân.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất