| Hotline: 0983.970.780

Sự khác biệt tạo nên thương hiệu

Thứ Ba 27/11/2018 , 15:05 (GMT+7)

Nhờ sở hữu mỏ quặng apatit Phú Nhuận giàu hàm lượng P2O5 bậc nhất Việt Nam với 167ha tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai), Cty CP Vật tư nông sản - Apromaco đã chủ động nguồn nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, giá hợp lý. Qua đó tạo ưu thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường.

Nguyên liệu tốt, tạo nên sản phẩm cao cấp

Ít ai có thể tưởng tượng, giữa núi rừng Tây Bắc lại hiện diện một NM phân bón quy mô lớn với sản lượng 350.000 tấn/năm, rộng 10ha. Ông Đỗ Đức Hùng, Phó TGĐ Apromaco kiêm Giám đốc Cty TNHH MTV Supe lân Apromaco Lào Cai, chia sẻ: "Chúng tôi đã dành hơn 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng NMSX supe lân và NPK tại KCN Tằng Lỏng, huyện Bảo Thắng vì nhận thấy đây là nơi có nhiều mỏ quặng apatit giàu hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng".

nh-promco-1202655649
Sau thành công của NM supe lân Apromaco Lào Cai, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền SX phân bón quy mô 50.000 tấn/năm tại Hải Phòng

NM đã quy tụ và nhận chuyển giao các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông hóa thổ nhưỡng, từ đó đưa ra được những công thức phối liệu thích hợp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại cây trồng (phân bón chuyên dụng cho cây lúa, cây ngô, rau màu, cây có múi, cây công nghiệp…), từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Bên cạnh đó, Apromaco Lào Cai cũng có các sản phẩm phân bón phù hợp với từng vùng sinh thái, thổ nhưỡng khác nhau (đất nhiễm mặn, đất phèn, đất feralit, đất phù sa, đất bazan…).

Ông Hùng chia sẻ, vấn đề này rất quan trọng. Ví dụ, ở khu vực miền núi, nguồn nước thường khan hiếm do không có hệ thống thủy lợi phục vụ, chúng tôi đã nghiên cứu để SX loại supe lân và NPK có độ tan tốt, có độ ẩm phù hợp để cây trồng hấp thụ được tối đa dưỡng chất. Và hiện nay, Apromaco cũng đang nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao như phân bón điều chỉnh tan, phân bón hữu cơ.

Nếu không có nguyên liệu tốt thì không thể làm được ra lân tốt. Bởi suy cho cùng, lân là sự kết tinh của P2O5 hữu hiệu trong quặng để tạo thành sản phẩm supe lân. Nếu quặng apatit không có hàm lượng dinh dưỡng cao thì nhà SX không thể đẩy hàm lượng P2O5 trong supe lân lên 16,5 - 17% được.

Hơn nữa, hàm lượng lân dễ tiêu (tức là có tan trong nước) phải cao thì cây trồng mới hấp thụ được. Đa số các sản phẩm phân lân chỉ đạt độ tan trong nước từ 8 – 10%, nhưng riêng lân của NM Supe lân Apromaco Lào Cai đạt độ tan trong nước lên tới 12 - 14%.
 

Cam kết đến cùng về chất lượng

Tất cả nguyên liệu trước khi đưa vào NM đều phải trải qua khâu kiểm tra các tiêu chuẩn rất khắt khe của Bộ phận Kế hoạch vật tư và quản lý chất lượng. Với việc đầu tư phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn Vilas 17025, các mẫu phân bón bán thành phẩm, mẫu của thành phẩm đều được phân tích các chỉ số về hàm lượng P2O5 hữu hiệu; hàm lượng axit tự do (đối với sản phẩm supe lân); hàm lượng ni tơ, kali, phốt pho, các yếu tố trung lượng, vi lượng (đối với sản phẩm NPK)…

Mọi thông tin đúng với công bố trên bao bì sản phẩm (theo quy định của Nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về phân bón). Do đó, Apromaco cam kết đến cùng về chất lượng sản phẩm khi đến tay người nông dân.

nh-promco-2202702826
Các sản phẩm NPK Lào Cai được bổ sung trung vi lượng là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng

Một trong những đặc điểm dễ nhận dạng nhất của phân bón do Apromaco, đó là kích thước hạt lân, NPK nhỏ đều (từ sàng 2 đến sàng 4). Nhờ đó, khi nông dân nắm để quải ra ruộng, phân bón sẽ phân bố đều trên bề mặt. Ngoài ra, để tạo ra mẫu mã sản phẩm bắt mắt, Apromaco đã đầu tư dây chuyền bao bì hiện đại tại Hà Nội, công suất 12.000.000 bao/năm, gồm bao PP, bao PE, bao bì in ảnh, bao sọc nhìn thấy hạt, bao sọc không nhìn thấy hạt… với các kích cỡ.

KS Trịnh Đức Toản, chuyên gia nông học và thổ nhưỡng Cty Apromaco, chia sẻ: Phân bón quyết định 40% năng suất cây trồng. Bởi vậy, với khẩu hiệu “Phân supe lân và NPK Lào Cai cùng nhà nông vun trồng thịnh vượng, chúng tôi đặt trách nhiệm phải cung cấp các loại phân bón thiết yếu mà cây trồng đang cần. Hơn 20 năm qua, Apromaco đã chọn lọc được các dòng sản phẩm tối ưu nhất".

Những năm qua, thị trường phân bón cạnh tranh khốc liệt, tuy nhiên, nhiều DN gặp khó khăn. Nhưng doanh số bán hàng của Apromaco lại liên tục tăng trưởng mạnh. Mỗi năm, Cty NK từ 500.000 – 700.000 tấn phân bón chất lượng cao từ các nhà cung cấp phân bón uy tín trên thế giới và khoảng 300.000 tấn supe lân và NPK do đơn vị tự SX.

Hai sản phẩm phố biến nhất mà nông dân có thể sử dụng để bón cho cây trồng từ đầu đến cuối vụ là đạm urê dạng hạt trong (46% ni tơ nguyên chất) và urê dạng hạt đục (46% ni tơ nguyên chất). 2 sản phẩm này của Apromoco đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Các loại phân kali chuyên dụng dành cho cây lương thực, cây có giá trị vừa phải (Kali clorrua); các loại cây ăn quả, rau màu giá trị cao (như Kali sulphate (K2SO4) đều được Apromaco NK và cung ứng, đảm bảo chất lượng vượt trội.

Ngoài ra, Apromoco còn là nhà phân phối chiến lược của các thương hiệu phân bón lớn như phân DAP của Tập đoàn Tường Phong, Vân Thiên Hóa, SA Nhật Bản, Đài Loan, Urê của Indonesia, Trung Đông và Trung Quốc…

Nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, Apromaco đã SX được các sản phẩm có hệ số đạm cao để kích thích sinh trưởng cho cây trồng như 16-16-8, 19-9-10, 16-8-8,… Trong giai đoạn đầu chăm sóc cây trồng, Apromaco có các loại phân bón lót như NPK Lào Cai 9.6.3; NPK 6.8.4 và NPK 8.8.2, NPK 5.10.3, …. Các sản phẩm chuyên bón thúc như NPK Lào Cai 12.5.10 hay NPK Lào Cai 16.8.8, …

Với chiến lược phát triển thành tập đoàn kinh tế đa lĩnh vực (SX, kinh doanh bao bì, nông sản, thức ăn chăn nuôi, bất động sản…), Apromaco đã miệt mài đầu tư xây dựng hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất gắn với các cảng biển khắp ba miền Bắc – Trung - Nam để thuận tiện cho hoạt động XNK với khối lượng ngày càng tăng.

Với đội ngũ lãnh đạo và hơn 1.000 nhân viên năng động và có tinh thần trách nhiệm cao, Apromaco đang có những bước tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, xứng đáng là người bạn tin cậy của nông dân.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm