| Hotline: 0983.970.780

Su lơ trắng Kiều Tuyết 1861

Thứ Hai 13/09/2010 , 10:50 (GMT+7)

Đây là giống chín sớm, ngắn ngày, từ trồng đến thu hoạch khoảng 50 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 20 đến 25 độ C...

Thị trường rau xanh nước ta mấy năm gần đây mới xuất hiện một giống su lơ trắng chất lượng cao được người tiêu dùng rất ưa chuộng, nông dân tìm mua để trồng vì cho năng suất cao, chất lượng tốt, bán được giá, cho hiệu quả cao. Đó là giống su lơ trắng Kiều Tuyết 1861 do công ty hạt giống Nông Hữu (Đài Loan) nghiên cứu, chọn tạo và trồng thử nghiệm thành công ở nhiều vùng sinh thái của nước ta.

Theo các cán bộ kỹ thuật Công ty Nông Hữu, đây là giống chín sớm, ngắn ngày, từ trồng đến thu hoạch khoảng 50 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 20 đến 25 độ C, thích hợp cho sản xuất vụ đông. Cây sinh trưởng khỏe, tỷ lệ cây cho hoa rất cao, gần như đạt 100% nếu chăm sóc tốt. Hoa trắng, chặt, nặng khoảng 1,2kg/bông, phẩm chất tốt, ăn ngọt và giòn. Theo khuyến cáo của Cty Nông Hữu, để có thể đạt được năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất khi trồng giống su lơ mới này bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt qui trình và trồng và chăm sóc sau đây:

Thời vụ: Gieo ươm cây giống từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, trồng từ tháng 9 đến cuối tháng 10, đầu tháng 11.

Gieo hạt: Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm 48-52 độ C (2 sôi, 3 lạnh) vừa để xử lý nấm bệnh, vừa để kích thích cho hạt nhanh nẩy mầm và nẩy mầm đều) rồi ủ trong vải ẩm sạch cho nứt nanh rồi đem gieo. Lượng hạt gieo khoảng 3,5-4g/m2 (400-600g/ha). Gieo xong tưới nước đủ ẩm (60-70%). Khoảng 25 ngày sau gieo có thể nhổ chọn những cây khỏe, không bị cong rễ để đem trồng.

Chọn và làm đất: Su lơ ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 5,5-6,5, thoát nước tốt. Cày sâu, bừa kỹ, bón đủ phân lót và lên luống rộng 80cm, cao 25-30cm.

 Trồng cây: Trên mặt luống trồng 2 hàng cây cách nhau 60cm, cây này cách cây kia 40cm, đạt mật độ khoảng 1.300-1.400 cây/sào Bắc bộ (360m2).

 Phân bón: Nên bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ (600-700 kg/sào), nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ 25-30kg/sào + 8-12kg urê/sào) + 11-17kg supe lân/sào + 4-5,5kg kali sunphat/sào. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/3 urê + phân hữu cơ vi sinh (nếu có) bằng cách rải đều trên mặt đất trước khi lên luống hoặc bón vào hố trồng và lấp một ít đất bột trước khi trồng cây. Bón thúc lần 1 sau trồng 7-10 ngày với lượng 2kg urê/sào, nếu có điều kiện hòa nước tưới 1-2%.

Chú ý sau khi tưới xong cần tưới lại bằng nước lã để rửa lá tránh để bị cháy lá. Lượng phân đạm và kali còn lại chia bón đều cho 2 lần bón thúc còn lại. Bón thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày bằng cách bón vào rãnh sát gốc rồi lấp đất lại kết hợp tháo nước vảo rãnh. Bón thúc lần 3 khi thấy các lá đã chụm lại nhằm thúc cho cây ra ngù nhanh, bông chắc, chất lượng cao.

 Chăm sóc: Tưới nước đều mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát trong vòng 7-10 ngày sau khi trồng bằng thùng o roa có lỗ nhỏ và đều. Sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng cách tháo nước vào ngập 2/3 rãnh cho ngấm ướt hết mặt luống rồi tháo hết nước ra. Chú ý: khi thấy các lá đã chéo nõn (các lá chụm lại) thì không tưới bằng o roa nữa mà chỉ tưới theo rãnh để tránh làm hư hại bông.

Khi thấy ngù bông đã xuất hiện thì tiến hành che đậy bông để giữ cho bông phát triển đảm bảo năng suất, chất lượng. Lúc đầu khi bông còn nhỏ chỉ nên bẻ 1-2 lá trong để đậy (không bẻ rời hẳn chỉ bẻ gẫy gân chính lá); khi bông đã lớn nên cắt bỏ bớt các lá ngoài (khoảng 1/3 phần đầu lá) để cho bông. Thay các lá che khác khi thấy các lá trước đã héo nhằm bảo quản cho bông lơn sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Sâu bệnh hại: Chú ý phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu hại thường xuất hiện như: sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, nhện đỏ… bằng một số thuốc thông dụng như Ofatox 400EC, Oncol 20ND, Selecron 500ND, Fastac 5EC, Regent 800WG…chú ý thời gian cách ly theo qui định. Các bện cần chú ý phòng trừ như: bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn, bệnh héo rũ, sương mai, thán thư…bằng cáh lên luống cao, tưới vừa đủ ẩm, tránh để bị úng ngập, tránh bón phân chuồng chưa ủ hoai dễ bị nhiễm bệnh do nấm và vi khuẩn. Khi phát hiện bệnh nhẹ cần phun bằng các loại thuốc như Validacin 3L, Rovral 50WP, Antracol 70WP Aliette 80WP, Score 250ND…

* Bà con có thể liên hệ để mua hạt giống và được tư vấn thêm về kỹ thuật tại địa chỉ: Công ty TNHH Giống cây trồng Nông Hữu (VP đại diện ở các tỉnh phía Bắc): P.606-Tòa nhà CT4-A2 Khu đô thị Bắc Linh Đàm-Đại Kim-Hoàng Mai-Hà Nội, ĐT: 043. 5400260.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm