| Hotline: 0983.970.780

Su su lấy ngọn, sản phẩm độc đáo của Tam Đảo

Thứ Bảy 09/12/2017 , 08:05 (GMT+7)

Mặc dù nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có vùng núi cao, thậm chí có độ cao cao hơn, nhưng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vẫn là vùng núi có khí hậu đặc biệt, tạo ra một vùng sinh thái lý tưởng cho su su, vốn là loài cây ưa lạnh.

Bởi thế đã từ lâu, hình thành vùng trồng su su, đặc biệt trồng su su lấy ngọn, là loại rau đặc trưng của huyện Tam Đảo…

16-37-29_img_0011
Tập kết, phân loại rau su su trước khi đưa đi tiêu thụ

Tam Đảo được ví như “Đà Lạt của đất Bắc”. Khí hậu quanh năm mát và lạnh, được người dân đầu tư ở những vùng ven núi, sườn đồi để trồng su su. Cây su su cho 2 sản phẩm tiêu biểu, là quả và ngọn. Nhưng ở Tam Đảo, người dân chỉ đặc biệt chú ý trồng su su lấy ngọn, tức là rau su su.

Trồng su su lấy ngọn, không cần làm giàn cao. Chỉ thấp khoảng ngang ngực. Thổ nhưỡng phù hợp, cộng với khí hậu se lạnh, là điều kiện tuyệt vời cho su su phát triển. Vào những ngày cuối năm 2017, các vườn su su ở Tam Đảo bạt ngàn su su. Những ngọn su su vươn lên tua tủa, mập mạp và mỡ màng, trông thật thích mắt.

Xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, rau su su bắt nguồn từ món ăn dân gian của người địa phương ở Tam Đảo. Từ món ăn, như các món rau bình dân khác, dần dần rau su su được người dân phát hiện, đầu tư thâm canh, nhanh chóng trở thành vùng chuyên canh đặc biệt.

Tận dụng sự ưu đãi của thổ nhưỡng, của khí hậu, có kinh nghiệm truyền lại từ đời này sang đời khác, mà những ngọn rau su su có hương vị đậm đà đặc biệt, chỉ riêng vùng núi Tam Đảo này mới có.

16-37-29_img_0016
Vườn rau sạch chuyên canh ở xã Hồ Sơn – Tam Đảo

Và rau su su bỗng trở thành món rau quý, được coi như là chúa của các loài rau. Những ngọn rau non mơn mởn, mập mạp, trở thành các món khoái khẩu như luộc, chấm với nước mắm tỏi, ớt. Các món xào tôm luộc, xào lòng gà, xào thịt bò, xào tỏi… đều là những món có hương vị đặc biệt, có độ ngọt không cần phải tra gia vị hoặc mì chính. Rau su su còn được dùng để nấu canh, làm nộm và muối dưa. Cách chế biến nào cũng cho ra một món ăn lạ miệng, hấp dẫn.

Ở vùng núi Tam Đảo, người ta còn biết đến những đặc sản nổi tiếng của địa phương, như gà đồi Tam Đảo, dứa măng ớt, rượu ngâm mật ong đất, rượu sim… Nhưng đã đến Tam Đảo, thì sản phẩm đặc biệt, không thể quên và không bao giờ quên, đó là rau su su…

Toàn bộ huyện Tam Đảo có trên 130 ha su su, chủ yếu trồng tập trung. Có thể của các hợp tác xã (HTX) của các tổ hợp tác, hoặc của tư nhân. Nhưng ngay của tư nhân, cũng hình thành các vườn cây, ruộng tập trung. Xã Hồ Sơn chính là “cái nôi” của su su, với gần 80 ha và cũng chủ yếu trồng tập trung.

Ở Hồ Sơn hiện nay đã xuất hiện những đơn vị, tổ chức thu mua rau su su, xuất đi ngoại tỉnh và thậm chí xuất đi nước ngoài. Chúng tôi được biết ở Hồ Sơn, HTX rau an toàn Thanh Hà có nhà sơ chế rau an toàn (thuộc dự án QSEAP) với mục đích tuyển chọn, thu gom, sơ chế để cung cấp rau an toàn (chủ yếu là rau su su) cung cấp cho các địa phương trong nước đã hợp đồng và đang có xu hướng tích cực xuất đi nước ngoài, với số lượng lớn.

16-37-29_img_0015
Thu hoạch rau su su

Dù phát triển tự phát, hay có các tổ chức, cá nhân đứng ra hướng dẫn, thu gom, nhưng hầu hết rau su su ở Tam Đảo, đều sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Thu nhập bình quân của việc sản xuất rau dao động ở mức từ 200 đến 300 triệu đồng/ha/năm.

Chúng tôi được biết hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng Đề án “Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP Vĩnh Phúc). Hiện toàn tỉnh có 50 sản phẩm thuộc 4 nhóm, trong đó thực phẩm chiếm đại đa số, với 34 sản phẩm.

Phương hướng, nhiệm vụ cho chương trình OCOP tại địa phương rất chú trọng tới các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thực phẩm. Đương nhiên rau su su an toàn của Tam Đảo, sẽ là một sản phẩm không chỉ là “điểm nhấn” mà còn mang tính đột phá, hướng tới mục tiêu là sản phẩm xuất khẩu có giá trị của tỉnh.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm