| Hotline: 0983.970.780

Sức hút lúa thơm ST24

Thứ Năm 17/01/2019 , 14:05 (GMT+7)

Hiện nay lúa thơm ST24 đang tạo sức hút mạnh với thương lái, doanh nghiệp và nông dân là nhờ thị trường tiêu thụ tốt. 

15-49-46_cnh_dong_lu_thom_st_vo_mu_chin_ro_-_nh_duong_minh_hong
Cánh đồng lúa thơm ST vào mùa chín rộ (Ảnh: Dương Minh Hoàng)

Đặc biệt chuẩn bị giỏ quà tết năm nay, loại gạo ngon hữu cơ có giá trị cao nhắm vào phân khúc người tiêu dùng có thu nhập cao. Các loại gạo thơm đặc sản tiêu thụ mạnh nhất là sản phẩm đóng gói (túi) có trọng lượng phổ biến 2 - 5 kg/túi.

Đại diện công ty Hồ Quang Trí, đơn vị “mang chuông đánh xứ người” với giống lúa ST24 dự thi Top gạo ngon Quốc tế tại Macao đạt Top 3 gạo ngon thế giới năm 2017 vừa qua và mới đây đạt giải nhất là tại Festival lúa gạo lần thứ III - 2018 tại Long An, cho hay: Có thể nhận ra hiệu ứng truyền thông sau các giải thưởng hạng nhất trong các hội thi gạo ngon từ tỉnh Sóc Trăng lan rộng cả nước và cùng “sánh vai” với các giống gạo ngon thế giới. Qua thăm dò thị trường gạo nội địa đóng túi, người tiêu dùng thường chọn gạo ngon phải có thương hiệu có xuất xứ địa chỉ rõ ràng như tên tuổi doanh nghiệp, uy tín; thành phần tên giống lúa sản xuất, các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vào thời điểm này gạo hữu cơ đóng gói 2 kg/túi (bên trong bao bì hút chân không) của DNTN Hồ Quang Trí giá dao động từ 70.000 - 90.000 đồng/kg được khách hàng biết đến tìm mua và đặt hàng giỏ quà tết. Trong khi đó ở Thạnh Phú, Bến Tre nông dân tự mua giống ST24 và có sản phẩm gạo hữu cơ Hoa Nắng ST24 sản xuất ra không đủ bán.

KS Hồ Quang Cua, trưởng nhóm tác giả giống lúa ST24, nhận định: Theo dõi qua các lần hội thi gạo ngon thế giới trong 10 năm qua các giống lúa đạt giải phần nhiều là các giống lúa cổ truyền dài ngày, năng suất thấp (khoảng trên 1,7 tấn/ha từ các nước Campuchia, Thái Lan, Myanmar…) và duy nhất giống lúa thơm ST24 của Việt Nam chọn tạo ngắn ngày (90 ngày) có năng suất vượt trội hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt đây là giống lúa có tính kháng bệnh hơn hẳn một số giống lúa cổ truyền, nhờ chất liệu di truyền mùi thơm hương dứa (miền Nam) và hương cốm (Bắc) được lai tạo mang hương vị thơm ngon, chất lượng đặc trưng riêng biệt của gạo Việt. Nông dân có thể canh tác lúa 2 vụ/năm. Hơn nữa ưu điểm ST24 nhờ tính thích nghi phổ rộng ở các vùng miền, kháng sâu bệnh và thích hợp mô hình lúa - tôm. Vụ lúa ĐX sớm 2018 - 2019 lúa ST24 nông dân vùng ven biển ĐBSCL trồng hơn 30.000ha theo đặt hàng bán gạo tết và doanh nghiệp xuất khẩu.

15-49-46_bo_bi_theo_tieu_chun_sn_phm_go_thom_huu_co_st24_-_nh_tl
Bao bì theo tiêu chuẩn sản phẩm gao thom huu co ST24 (Ảnh: TL)

Thực tế khi nghe nhóm nông dân Tổ hợp tác Nông ngư cơ Thạnh Hòa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), đại diện là các anh Quách Hoàng Tươi, Sáu Hoa (Võ Văn Hoa), Hoàng Phi Hổ… kể chuyện 12 thành viên theo làm lúa hữu cơ ST24 qua 2 năm liền với 8,4ha, ai nấy đều bày tỏ niềm vui. Bởi 2 vụ lúa - tôm đều trúng. Năng suất lúa đạt mức 900 - 1.000 kg/công cao hơn các giống lúa khác trồng vụ mùa trước đây, năng suất khoảng 500 kg/công. Chi phí sản xuất lúa hữu cơ thấp, chủ yếu dùng thuốc dưỡng và phải đạt yêu cầu cuối vụ lúa kiểm nghiệm không tồn dư 255 loại hóa chất… nên so lúa thường giá lúa hữu cơ cao hơn 50% và lợi nhuận đạt trên gấp đôi. Canh tác lúa - tôm thông minh đã chứng thực nông dân làm được và không quá khó để mở rộng.

Hiện nay ở một số tỉnh như Hải Phòng, Thái Bình có vùng trồng lúa - nuôi rươi cũng đang đưa giống ST24 về canh tác. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Thuận, Vũng Tàu, Lâm Đồng… thử nghiệm giống lúa ST24.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm