| Hotline: 0983.970.780

Sức sống cồn Liệt Sĩ

Thứ Hai 23/06/2014 , 09:20 (GMT+7)

Cồn Liệt Sĩ là một vùng đất bãi bồi ven sông Tiền thuộc xã Tân An, TX. Tân Châu (An Giang) với tổng diện tích 103 ha, có 238 hộ định cư.

Bằng mô hình chuyên canh cây màu, giá trị SXNN ở đây đạt hơn 100 triệu đồng/ha/năm, đồng thời còn tạo việc làm thường xuyên cho 533 lao động tại chỗ và quy tụ hơn 1.500 lao động các khu vực lân cận.

Trồng sắn lấy củ, bắp lai, khoai cao và cây ớt là 4 loại màu chủ lực trên đất cồn Liệt Sĩ. Thời vụ SX ở đây chỉ trồng được vụ ĐX và HT, sau đó nông dân tỉa thêm vài loại cây ngắn ngày hơn, gọi là vụ HT lỡ.

“Do đặc thù đất cồn, thường hay bị lũ sớm, nước ngập sâu; hằng năm, SX được 5 đến 6 tháng, nên ai cũng tranh thủ làm lụng”, anh Nguyễn Văn Thẳng, Trưởng ấp Tân Lợi, giải thích.

Hơn 100 năm trước, khu vực là khu đất bãi bồi, ngày qua tháng lại tạo thành vùng đất rộng lớn. Dần dà, người ta mới gia cất nhà cửa đông đúc gọi là cồn Lớn. Tương tự, những ngày đầu giải phóng đất nước, nối tiếp với cồn Lớn lại có thêm vùng đất bãi bồi nữa; thấy vậy chính quyền mới cấp cho gia đình nghèo thuộc diện chính sách.

Tên cồn Liệt Sĩ xuất xứ từ đó. Nhiều người gọi riết rồi quen, trở thành địa danh mới của xã Tân An. Còn ấp Tân Lợi (cồn Lớn và cồn Liệt Sĩ) tách ra từ ấp Tân Hoà B và thành lập cuối năm 2007. Đất hẹp, người đông nhưng 233 hộ dân ở cồn Liệt Sĩ vẫn khá giả, chỉ còn 5 hộ nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TX. Tân Châu, cho hay,  bình quân mỗi hộ trên cồn Liệt Sĩ chỉ được vài công đất nhưng đó là “cây cần câu” rất hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông Tân Châu tổ chức 6 cuộc tham quan, hội thảo và chuyển giao kỹ thuật trồng màu tại cồn Liệt Sĩ. Chính vì vậy bà con ở đây nắm bắt được và làm theo nên vụ màu vừa qua cho năng suất cao, bán được giá, nên hộ nào cũng phấn khởi.

Chị Đỗ Thị Hoà (ấp Tân Hoà B) cho hay: “Nhờ cồn Liệt Sĩ này mà gia đình kiếm sống cũng được, vợ chồng hổng phải đi xa, làm gần nhà nên chăm sóc con cái rất thuận tiện”. Theo con số thống kê, cồn Liệt Sĩ có 533 lao động, vậy mà không đáp ứng nhu cầu công việc thời vụ nên phải quy tụ thêm lao động từ các nơi đến gấp 3 lần, với mức thù lao từ 60.000đ - 120.000đ/người/ngày.

Nông sản ở cồn Liệt Sĩ thông thường đưa về miệt dưới, chưa nghe ai nói bán sang Campuchia bao giờ. Một năm, người dân nơi đây làm cật lực 6 tháng mùa khô, còn 6 tháng mùa nước nổi thì thảnh thơi, vì đường sá ngập lụt và đồng ruộng mênh mông. Tuy nhiên, con em ở cồn Liệt Sĩ hiếu học và học giỏi. Theo chị Đinh Thị Hết, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Tân Lợi, ở đây có 48 trường hợp được vay tiền chính sách ưu đãi dành học sinh và sinh viên, riêng năm 2012 bổ sung thêm 11 hồ sơ.

Chiếc cầu dây văng nối liền cồn Liệt Sĩ với đất liền Tân An, đường dây điện hạ thế “dành cho xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cũng đã toả đi khắp ngả, tô thắm thêm sức sống mới trên vùng đất bãi bồi ven sông Tiền. Người dân nơi đây rất phấn khởi bởi từ khi chương trình NTM được triển khai các con đường đất nay đã được bê tông theo chuẩn nên xe cộ đi lại rất thuận lợi.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất