| Hotline: 0983.970.780

Tác động hạn, mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL

Thứ Bảy 22/10/2022 , 09:03 (GMT+7)

Cần Thơ Doanh nghiệp là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải trong tâm thế chủ động tiếp cận chính sách, thích ứng bằng các giải pháp mềm.

ĐBSCL được đánh giá là một trong ba đồng bằng lớn trên thế giới dễ bị tổn thương trước tác động biến đổi khí hậu. Thực tế trong năm 2022, hiện tượng ngập, sụt lún trong vùng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong đó, nông dân và doanh nghiệp là hai đối tượng chịu tác động trực tiếp từ những thách thức này.

Để tìm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm thiểu tác động từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả, năng suất cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho cả người dân và doanh nghiệp. Ngày 21/10, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã tổ chức Diễn đàn “Tác động hạn mặn đến phát triển kinh tế và doanh nghiệp ĐBSCL - các giải pháp thích ứng”.

Phân tích về tác động của BĐKH đối với kinh tế vùng ĐBSCL, TS Nguyễn Thanh Bình, Chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ chỉ rõ, đợt ngập do triều cường vượt ngưỡng kỷ lục năm 2019 vừa xảy ra tại TP Cần Thơ là bức tranh rõ nét nhất. Xu hướng mưa tại TP Cần Thơ giữ ở mức tương đối, nhưng mực nước trên các sông lại có chiều gia tăng. Trong khi đó, mực nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về lại có chiều hướng giảm, nước hạ nguồn lại trên đà tăng. Những bất thường này, đặt thành phố vào tâm thế nguy cơ ảnh hưởng hạn mặn xâm nhập.

Đợt ngập do triều cường vừa xảy ra tại TP Cần Thơ cho thấy bức tranh BĐKH ngày càng khó lường. Ảnh: Kim Anh.

Đợt ngập do triều cường vừa xảy ra tại TP Cần Thơ cho thấy bức tranh BĐKH ngày càng khó lường. Ảnh: Kim Anh.

Dựa theo một khảo sát với 113 doanh nghiệp trong tổng số 1.433 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản vùng ĐBSCL do nhóm nghiên cứu của VCCI Cần Thơ thực hiện. Ước tính trong 9 tháng đầu năm 2022 thiệt hại của Việt Nam trước tác động của BĐKH đã lên đến 9.000 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Phương Linh, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá, con số này tương đương với ngân sách của một địa phương đứng đầu vùng ĐBSCL.

Theo bà Linh, qua khảo sát đa số các doanh nghiệp đều nhận thấy được tầm nghiêm trọng của BĐKH. Trong đó, hạn mặn là đã ảnh hưởng lớn đến vùng nguyên liệu các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Dẫn đến gia tăng chi phí sản xuất, doanh thu sụt giảm. Thời gian qua, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các địa phương cũng đưa vấn đề ứng phó BĐKH vào kế hoạch hành động, tuy nhiên, trên 68% doanh nghiệp tham gia khảo sát lại đánh giá không tiếp cận được.

ĐBSCL có đến 95% doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề lớn nhất được nhóm nghiên cứu tìm ra là khoảng cách về chính sách. “Chính phủ đang rất nỗ lực để ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng bản thân doanh nghiệp lại không tiếp cận được hoặc tiếp cận ít. Do đó doanh nghiệp đánh giá hiệu quả chính sách không cao. Hơn nữa, doanh nghiệp cho rằng, vai trò này thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, trung ương và địa phương, dẫn đến doanh nghiệp không quan tâm”, bà Linh nhìn nhận.

Thời gian qua, nhiều giải pháp giúp ĐBSCL thích ứng xâm nhập mặn đã được triển khai thực hiện như: xây dựng hệ thống đê bao, cống ngăn mặn; thay đổi giống mùa vụ cũng như chuyển đổi hệ thống canh tác từ lúa, cây ăn trái sang nuôi trồng thủy sản.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm, giải pháp thích ứng với BĐKH. Ảnh: Kim Anh.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm, giải pháp thích ứng với BĐKH. Ảnh: Kim Anh.

Tinh thần Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu cũng tập trung vào nhiều giải pháp “mềm”. TS Nguyễn Minh Tú, Chuyên gia cao cấp, Trưởng nhóm kinh tế tuần hoàn nông nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, gần đây vùng ĐBSCL đã và đang có xu hướng chuyển đổi sang các mô hình nông nghiệp xanh, sinh thái và tuần hoàn. Đây là những mô hình được đánh giá là bền vững, tận dụng nguồn chất thải và tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt các mô hình được triển khai ở đa dạng các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

Để phát triển hiệu quả các mô hình canh tác sạch này, ông Tú cho rằng cần có sự kết hợp của nhiều bên liên quan gồm nhà khoa học, doanh nghiệp, cộng đồng và nhà nước. Sự liên kết này phải được triển khai từ giai đoạn bắt đầu triển khai mô hình, đánh giá, nhân rộng từ đó đề xuất chính sách phù hợp.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất