| Hotline: 0983.970.780

Tái diễn việc san lấp đất nông nghiệp vô tội vạ tại huyện Như Xuân

Thứ Hai 01/04/2024 , 17:52 (GMT+7)

THANH HÓA Dù đã bị lập biên bản trước đó, thế nhưng hộ gia đình ông Minh vẫn tiếp tục thực hiện hành vi san lấp đất nông nghiệp trái phép.

Sáng 28/3, sau khi nhận được tin báo của người dân, đoàn kiểm tra của UBND huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra, lập biên bản vi phạm đối với hộ gia đình ông Trương Văn Minh (thôn Đồng Tâm, xã Hóa Quỳ) về hành vi bạt đồi, lấy đất, san lấp đất nông nghiệp trái phép.

Được biết, hộ gia đình ông Trương Văn Minh là chủ sử dụng đất tại thửa đất số 59, diện tích hơn 2.000m2, trong đó có 400m2 đất ở và thửa đất số 113, diện tích hơn 700m2 là đất trồng cây hàng năm.

Hộ gia đình ông Minh đã tự ý lấy đất đồi, san gạt hàng nghìn m2 đất nông nghiệp bất chấp chỉ đạo dừng hành vi trên của chính quyền địa phương. Ảnh: Quốc Toản.

Hộ gia đình ông Minh đã tự ý lấy đất đồi, san gạt hàng nghìn m2 đất nông nghiệp bất chấp chỉ đạo dừng hành vi trên của chính quyền địa phương. Ảnh: Quốc Toản.

Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, trên phần diện tích đất ở và đất liền kề đất ở tại thửa đất số 59, có diện tích đo đạc theo hiện trạng hơn 4.100m2, hộ gia đình này đã tự ý san gạt mặt bằng với khối lượng gần 2.100m3 và xây dựng 1 công trình nhà ở cấp 4 và bán bình mái tôn với diện tích xây dựng là 126m2; 1 công trình bể chìm khoảng 246m3, với diện tích xây dựng 82m2; 1 trạm biến áp với diện tích dựng trạm 6m2; 1 bán bình mái tôn nhà xưởng có đặt thiết bị máy móc với diện tích hơn 174m2; đổ bê tông nền sân với diện tích hơn 1.600m2; 1 bàn cân với diện tích 27m2.

Trên phần diện tích đất nông nghiệp tại thửa đất số 113, tờ bản đồ số 7, bản đồ địa chính xã Hóa Quỳ, đo đạc năm 2009 ông Trương Văn Minh đã đưa máy vào san gạt tạo mặt bằng với diện tích đo đạc thực tế gần 1.200m2 (mặt bằng đất trống).

Phần diện tích xây dựng với mục đích làm cầu qua khe nối từ thửa đất 113 sang thừa đất 59 có diện tích xây dựng khoảng 30m2 xây bằng gạch nung có móng, cột bằng bê tông cốt thép, xây dựng chưa hoàn thiện.

Bao quanh khuôn viên thửa đất số 113 và thửa 59 được quây bằng tô kín. Trên khu đất có 1 máy múc; 1 máy xẻ gỗ; 1 máy dọc gỗ; 1 xe nâng. Các hành vi san gạt, xây dựng công trình nêu trên chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành của UBND huyện Như Xuân đã vào cuộc làm rõ phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam về việc hộ gia đình này bạt đồi, lấy đất san lấp đất nông nghiệp trái phép. Tuy nhiên, ông Trương Văn Minh không những không thực hiện nghiêm việc dừng thi công và trả lại nguyên trạng của đất trước khi vi phạm theo chỉ đạo của chính quyền mà còn tiếp tục xây dựng và phát sinh thêm các vị phạm.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Như Xuân cho biết: "Huyện đã yêu cầu hộ gia đình ông Minh dừng mọi hoạt động vi phạm, không tiếp tục thực hiện các hành vi phạm pháp luật tại vị trí đất nêu trên; yêu cầu hộ gia đình này lại nguyên hiện trạng đất ban đầu trước khi vi phạm đối với phần diện tích đất đã san gạt trái phép.

Lãnh đạo huyện đã giao cho UBND xã Hóa Quỳ tiếp tục theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm đã được kiểm tra. Không để phát sinh vi phạm, đồng thời cương quyết xử lý nếu gia đình cố tình tái và tiếp tục vi phạm", ông Tuấn nói.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm