| Hotline: 0983.970.780

Tài phiệt Charoen Sirivadhanabhakdi, người săn cơ hội

Chủ Nhật 14/01/2018 , 08:10 (GMT+7)

Theo tạp chí Forbes của Mỹ chuyên về giới nhà giàu, tính đến ngày, giá trị tài sản của người giàu thứ nhì Thái Lan, tài phiệt Charoen Sirivadhanabhakdi, là 20 tỷ USD.

Lớn lên từ ngành bia rượu

Là con trai một người bán hàng rong gốc Hoa ở Bangkok, người vừa mua lại Công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là chủ sở hữu Thai Beverage, công ty bia rượu lớn nhất Thái Lan, nổi tiếng với bia Chang và rượu rum mang thương hiệu Sang Som.

10-31-29_457240974
Chân dung tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Ảnh: Getty images)

Năm 2006, ông Charoen, quê gốc Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc, đã mua lại công ty bia rượu Thai Bev tại Singapore sau khi nỗ lực sở hữu công ty Thái Lan này thất bại do tại Thái Lan lúc đó nổ ra các chiến dịch chống phát triển ngành đồ uống có cồn.

Tỷ phú vốn mang họ Từ ở Trung Quốc này còn sở hữu công ty bất động sản TCC Land và tập đoàn kinh doanh bia rượu và bất động sản khổng lồ của Singapore là Fraser & Neave (đang nắm 19% cổ phần của Vinamilk) sau khi mua lại vào năm 2013 sau cuộc tranh giành với tập đoàn Overseas Union Enterprise của tỷ phú Indonesia Mochtar Riady.

Gần đây, vào năm 2016, Charoen bỏ ra hơn 6 tỷ USD mua lại chuỗi đại siêu thị Big C Supercenter để mở rộng đế chế bán lẻ của mình. Con trai Charoen là Panote, người được giao phụ trách mảng bất động sản, đang điều hành khu phức hợp One Bangkok, trị giá 3,55 tỷ USD, tại khu trung tâm của thủ đô Thái Lan.

Cần nhắc lại rằng năm 2013, tỷ phú Charoen, sinh năm 1944, còn đứng thứ ba Thái Lan về mức độ giàu có. Lúc đó, tổng tài sản của ông là 6 tỷ USD.

Cũng giống như hầu hết tỷ phú Thái Lan khác, ông Charoen là người gốc Hoa, con trai thứ 6 của gia đình 11 đứa con. Cho đến nay, ông Charoen vẫn nói hai thứ tiếng cùng lúc, là tiếng Hoa Triều Châu và tiếng Thái.

Ông bỏ học năm 9 tuổi để đi làm. Ông dần trở thành người cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chưng cất rượu ở Thái Lan, lúc đó là lĩnh vực độc quyển của nhà nước. Rồi thông qua các mối quan hệ trong ngành, ông có được giấy phép để sản xuất những loại đồ uống của riêng mình, theo hãng tin BBC (Anh).

Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, ông điều hành tất cả các cơ sở chưng cất lớn thuộc sở hữu nhà nước, thống lĩnh toàn bộ thị trường rượu mạnh giá bình dân ở Thái Lan.

Vào năm 1991, Charoen hợp tác với hãng bia Carlsberg của Đan Mạch để nhảy vào thị trường bia đang lớn mạnh ở Thái Lan, lúc đó đang nằm trong tay công ty Boon Rawd 60 năm tuổi với thương hiệu bia Singha.

Ý tưởng của Charoen là sử dụng các cơ sở chưng cất của mình cùng hệ thống marketing và bán hàng rượu mạnh có sẵn để sản xuất và phân phối bia Carlsberg. Nhưng sau ba năm hợp tác với Carlsberg, với những gì học được từ công ty Đan Mạch, Charoen bắt đầu sản xuất loại bia của riêng ông mang tên Chang beer (Chang trong tiếng Thái có nghĩa là con voi).

Bia Chang ngon hơn, lại rẻ hơn Singha, được marketing rất mạnh. Chỉ sau 5 năm, bia “Con Voi” đã chiếm 60% thị phần Thái Lan.

Hoàn toàn bị lu mờ, năm 2003, Carlberg rút khỏi liên doanh. Ông Charoen đưa công ty Đan Mạch ra tòa và thắng kiện, thu về 120 triệu USD.
 

Tóm lấy cơ hội trong khủng hoảng

Cuối những năm 90 của thế kỷ trước là thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính châu Á. Hai công ty tài chính mà ông Charoen có cổ phần sụp đổ. Chính phủ Thái Lan quyết định cho tư nhân hóa các nhà máy chưng cất bia rượu thuộc sở hữu nhà nước, vốn mang lại hầu hết lợi nhuận cho Charoen.

10-31-29_img_3122-chng-beer-7_27_16-nyc-russo
Bia “Con Voi” nổi tiếng ở Thái Lan (Ảnh: Changbeer.com)

Nhưng với tiềm lực tài chính sẵn có, tại thời điểm ấy, Charoen vẫn mạnh hơn rất nhiều so với các doanh nhân Thái khác. Ông đã tận dụng khủng hoảng và củng cố vị trí của mình, trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Thái Lan. Charoen mua vào đất đai, bất động sản với giá rẻ, chìa tay ra với các cơ sở kinh tế có mối dây liên hệ với giới chính trị nhưng đang gặp khủng hoảng.

Và khi các nhà máy chưng cất sở hữu nhà nước được đem ra đấu giá vào năm 1999, công ty của Charoen đã mua lại được 12 cơ sở trong số đó. Dùng số bia rượu cực lớn còn trữ trong kho làm thế chấp, ông vay ngân hàng 500 triệu USD và gia tăng sản lượng tại các cơ sở của mình và chiếm lấy vị trí thống lĩnh thị trường. Trong thương vụ này, ông lãi tới 1.155 triệu USD, sau khi đã trả hết nợ ngân hàng và có đủ rượu bia cung cấp cho thị trường trong nhiều tháng liền.

Charoen đã phải kiểm soát cạnh tranh trong thương vụ mua lại các cơ sử chưng cất của nhà nước để giá bỏ thầu không lên quá cao”, nhà sử học Thái Lan Nualnoi Treerat viết. “Việc đó đòi hỏi kỹ năng chia sẻ lợi ích với các đối thủ quá quyền lực để họ bỏ qua, kỹ năng “làm khiếp sợ” các đối thủ không quá mạnh, và kỹ năng điều chỉnh để phân định rạch ròi hai loại đối thủ này”.

(Kiến thức gia đình số 2)

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm