| Hotline: 0983.970.780

Tại sao doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp Cao Bằng?

Thứ Sáu 21/12/2018 , 08:15 (GMT+7)

Là một tỉnh miền núi, đất rộng người thưa, phần lớn kinh tế của người dân phụ thuộc vào nông nghiệp. Nhưng Cao Bằng thật sự đau đầu với bài toán phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

08-19-14_1
Mô hình SX rau, hoa ôn đới của Công ty TNHH Kolia

Những năm gần đây, DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp ở tỉnh Cao Bằng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các dự án như trồng và chế biến tinh dầu hồi, dầu sả, tại các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Bảo Lạc...; trồng, phát triển cây dược liệu tại các huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Trà Lĩnh, Bảo Lạc; chăn nuôi bò, lợn sữa... tất cả chỉ mang tính nhỏ lẻ, không có tính đại trà. Nổi bật nhất là mô hình sản phẩm trà, rau hữu cơ 100% của Công ty TNHH Kolia Cao Bằng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.

Có nhiều nguyên nhân để chỉ ra việc vì sao DN không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực đáng lẽ là thế mạnh của Cao Bằng trong đó, có lẽ thủ tục hành chính là rào cản lớn nhất. Có một DN làm thủ tục xin đầu tư, chỉ chờ thời gian hồ sơ chuyển từ Sở KH- ĐT sang được UBND tỉnh đã mất hơn 5 tháng. Xin làm thủ tục cấp đất cũng mất thêm 16 tháng (từ tháng 6/2017 đến tháng 10/2018), dù đất sạch DN đã được quy hoạch từ 2015.

Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua lãnh đạo tỉnh Cao Bằng cũng đã kiên quyết xử lý mạnh tay các cán bộ nhũng nhiễu, hành doanh nghiệp với mong muốn cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu thì vẫn cần phải có thời gian kiểm chứng.

08-19-14_2
Cao Bằng không có cây trồng, vật nuôi thế mạnh mang tính hàng hóa trên thị trường

Là tỉnh có khoảng 3/4 là đồi núi trên tổng diện tích tự nhiên là 6.700km2 nhưng Cao Bằng lại không có loại cây trồng nào là thế mạnh và mang tính đại trà, phổ biến trong phát triển kinh tế. Vì vậy, sẽ có vô vàn khó khăn cho DN nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Nếu đầu tư chỉ phù hợp với lĩnh vực SX như Công ty Kolia đang thực hiện. Còn những DN chế biến thời vụ như mía đường, dược liệu thì hiệu quả thấp do nhỏ lẻ và mang tính thời vụ. Vì vậy dễ hiểu vì sao Cao Bằng không có nổi 1 thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nào mang tính hàng hóa trên thị trường.

Một DN chuyên SX miến dong muốn đầu tư nhà máy chế biến ở Nguyên Bình, vì khu vực này rất phù hợp với phát triển cây dong riềng, củ cho hàm lượng tinh bột cao. Tuy nhiên cũng giống như những đơn vị khác muốn đầu tư vào nông nghiệp ở Cao Bằng là những ái ngại không chỉ riêng về thủ tục hành chính, mà là hạ tầng giao thông ở tỉnh vùng cao này chưa phát triển.

08-19-14_3
Cao Bằng là tỉnh miền núi, giao thông không thuận tiện cho giao thương hàng hóa

Ngay cả QL3, QL4, hay QL34 kết nối Cao Bằng với các tỉnh thành khác chỉ là những tuyến đường nhỏ hẹp, đèo dốc. Quy mô lớn nhất là đường cấp 4 miền núi, nên không thuận tiện thông thương hàng hóa. Vì vậy các DN khi đến Cao Bằng cứ chăm chăm “xin” vào các mỏ khoáng sản, chỉ việc khai thác quặng lên và bán. Một số thì đầu tư vào các lĩnh vực khác như thương mại hoặc thủy điện.

Rõ ràng để thu hút được DN đầu tư vào nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân thì đòi hỏi các cấp, ngành ở Cao Bằng cần có những giải pháp, việc làm cụ thể. Nhất là xóa bỏ tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” như đã từng xảy ra.

 

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.