| Hotline: 0983.970.780

Tái thả động vật rừng về tự nhiên

Thứ Sáu 09/11/2018 , 14:38 (GMT+7)

Việc tự nguyện giao, nộp động vật rừng cho cơ quan Kiểm lâm để tái thả về môi trường tự nhiên của người dân đã đóng góp một phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học...

 Kiểm lâm Bắc Giang kiểm tra tập tính hoang dã của loài Dúi mốc nhỏ trước khi tái thả về môi trường tự nhiên

Sáng ngày 09/11/2018, Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương, phối hợp với Trạm Kiểm lâm địa bàn Biểng - Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Tây Yên Tử, cùng chính quyền địa phương, tiến hành tái thả 02 cá thể Dúi mốc nhỏ (tên khoa học Rhizomys sinensis), tổng trọng lượng 1,5 kg về nơi cư trú tự nhiên tại lô 3, khoảnh 14, tiểu khu 137, Phân ban Khe Rỗ, xã An Lạc, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Trước đó, ngày 08/11/2018, thấy người dân lén lút rao bán rong 02 cá thể Dúi mốc nhỏ trên tại khu vực thị trấn An Châu, huyện Sơn Động, khi biết là động vật rừng bị săn, bắt trái phép từ rừng tự nhiên, vẫn còn sống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị thương, nên anh Nguyễn Tiến Tải (sinh năm 1970, trú tại thôn Lốt, xã An Châu, huyện Sơn Động, Bắc Giang) đã mua lại rồi tự nguyện đến giao, nộp cho Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương để làm thủ tục tiến hành tái thả về môi trường tự nhiên, phù hợp với sinh cảnh của loài tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Việc tự nguyện giao, nộp động vật rừng cho cơ quan Kiểm lâm để tái thả về môi trường tự nhiên của anh Tải, đã đóng góp một phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Giang nói riêng, cũng như cả nước nói chung.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.