| Hotline: 0983.970.780

Tai tiếng dự án nông nghiệp tại Thừa Thiên - Huế

Thứ Ba 19/07/2022 , 08:58 (GMT+7)

Từ 2019 trở về trước, công tác quản lý các dự án, đầu tư tại Sở NN-PTNT Thừa Thiên Huế và các đơn vị trực thuộc bộc lộ nhiều vấn đề nổi cộm.

Hàng loạt dự án đầu tư nông nghiệp bộc lộ sai phạm cho thấy công tác quản lý của Sở NN-PTNT và Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế chưa tốt. Ảnh: Việt Khánh.

Hàng loạt dự án đầu tư nông nghiệp bộc lộ sai phạm cho thấy công tác quản lý của Sở NN-PTNT và Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế chưa tốt. Ảnh: Việt Khánh.

Đụng đâu sai đó

Hàng loạt sai phạm đã được nêu rõ, một số cá nhân, tập thể bị chỉ đích danh. Dù vậy việc xử lý, khắc phục chỉ như muối bỏ bể. Hợp phần quản lý dự án thuộc Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Thừa Thiên- Huế (Dự án JICA 2) nằm trong số đó.

JICA 2 được triển khai từ năm 2012 , với tổng mức đầu tư 147.278 triệu đồng (vốn vay Nhật Bản: 117.151 triệu đồng; vốn đối ứng: 30.127 triệu đồng). Sau đó, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, giảm kinh phí xuống còn 106.951 triệu đồng tại Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 2/12/2017.

Tại biên bản ghi nhớ kết quả làm việc giữa BQLDA JICA2 tỉnh và Đoàn công tác của Ban Quản lý Dự án JICA2 Trung ương làm việc tại TT-Huế thể hiện: Đoàn công tác đã hướng dẫn tổ chức phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quyết định, kế hoạch tổng thể tiểu dự án… Biểu mẫu phụ lục kèm theo biên bản đã hướng dẫn đối với “Hợp phần quản lý dự án” phải chi tiết theo “Chi phí quản lý dự án” và “Dự phòng chi phí quản lý dự án”.

Tuy nhiên, Quyết định số 2813/QĐ-UBND không lập và thể hiện chi tiết như hướng dẫn mà triển khai theo hình thức gộp chung, phê duyệt điều chỉnh “Hợp phần quản lý dự án” giảm từ 18.539 triệu đồng xuống còn 18.323 triệu đồng.

Không có dự án điều chỉnh kèm theo để thuyết minh số liệu được phê duyệt tại Quyết định 2813/QĐ-UBND dẫn đến không xác định được chi tiết chi phí quản lý và dự phòng chi phí quản lý dự án “được điều chỉnh là bao nhiêu” trong tổng số vốn đối ứng 19.969 triệu đồng (?!).

Căn cứ vào số liệu thống kê, đến cuối năm 2017 Chủ đầu tư và BQL Dự án đã sử dụng trên 9.181 triệu đồng, vượt chi phí quản lý dự án được duyệt tại Quyết định số 1325/QĐ-UBND. Được biết, mức tối đa mà Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý và sử dụng chỉ là 8.795 triệu đồng… Trách nhiệm của những thiếu sót, vi phạm nêu trên thuộc về Giám đốc Sở NN-PTNT; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng BQL Dự án JICA2, Sở KH-ĐT.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế có nhiều hạng mục dự án có vấn đề. Ảnh: Công Điền.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế có nhiều hạng mục dự án có vấn đề. Ảnh: Công Điền.

Trên thực tế, chủ đầu tư và BQL Dự án đã không lập dự toán thu theo quy định tại các Thông tư số 10/2011/TT-BTC, số 05/2014/TT-BTC, số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý dự án, sử dụng các khoản thu từ ngân sách Nhà nước cũng như Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND tỉnh quy định việc lập, phê duyệt dự toán, quản lý sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án và quyết toán thu, chi quản lý dự án của các chủ đầu tư, BQL Dự án sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư và BQL Dự án dù có lập và phê duyệt dự toán chi hàng năm nhưng chưa được được thẩm định và không tuân thủ theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 10/2011/TT-BTC; Điều 11, Thông tư số 05/2014/TT-BTC; Điều 12, Thông tư số 72/2017/TT-BTC; Điều 7, Quyết định 2157/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Liên quan đến những thiếu sót, vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở NN-PTNT; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của BQL Dự án. 

Được biết, từ thời điểm thành lập đến trước ngày 5/6/2014, Giám đốc BQL Dự án là ông Hồ Đăng Vang (kiêm nhiệm). Sau thời điểm kể trên, Giám đốc BQL Dự án là ông Hồ Sỹ Nguyên (kiêm nhiệm) được UBND tỉnh TT-Huế bổ nhiệm theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND.

Chây ỳ khắc phục hậu quả

Sai phạm còn bị phát hiện ở hàng loạt dự án đầu tư xây dựng đình đám khác do Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế và các đơn vị trực thuộc quản lý như: Dự án xây dựng trụ sở làm việc Hạt Kiểm lâm thành phố Huế; Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2016 – 2020; Dự án kho bảo quản hạt giống cây trồng dự trữ Quốc gia miền Trung; Dự án đầu tư phát triển rừng ven biển đầm phá tỉnh Thừa Thiên- Huế… 

Vậy nhưng đã qua 2 năm kể từ thời điểm bị phát giác, quá trình xử lý mới chỉ “kiểm điểm rút kinh nghiệm”, trong khi công tác khắc phục  lại không được nghiêm túc thực hiện.

Điển hình phải kể đến Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, du lịch và xây dựng Tân Việt. Do chồng lấn quy hoạch, đơn vị này phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đầu tư trồng 0,55 ha rừng ngập mặn trước đó cho chủ đầu tư (Chi cục Kiểm lâm) để bố trí trồng lại ở địa điểm khác, tương đương 182.690.000 đồng. Tuy nhiên đến thời điểm này doanh nghiệp trên vẫn không tuân thủ, bất chấp phía Chi cục Kiểm lâm đã 6 lần phát văn bản đề nghị.

Tương tự, Công ty CP Lâm nghiệp 1-5 cũng chưa nộp gần 95 triệu đồng do lập, thẩm định và phê duyệt dự toán vượt giá trị công trình đường lâm sinh Hải Dương và Chòi quan sát Hương Phong. Công ty Xây dựng Khánh Trà cũng chưa nộp gần 80 triệu đồng do lập thẩm định, phê duyệt dự toán và nghiệm thu vượt giá trị công trình đường lâm sinh Bắc Hải Vân. Đến tháng 7/2022, Chi cục Kiểm lâm đã phát 7 văn bản đốc thúc 2 đơn vị này, đáp lại vẫn là động thái lặng im như tờ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.